Đối với nhiều người, rau diếp cá không dễ dàng khi ăn mà thậm chí còn gây cho người ăn cảm giác khó chịu vì mùi tanh của nó. Tuy nhiên, rau diếp cá đã được các chuyên gia tìm thấy có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn trứng cá, cải thiện hoạt động của đường hô hấp... Vậy sử dụng rau diếp cá như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin này.
Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng chừng 20 - 40 cm. Thân rễ diếp cá mọc ngầm dưới mặt đất. Rau diếp cá có hoa màu vàng nhạt và lá cây hình tim, màu xanh sẫm, mọc so le. Lá diếp cá khi vò nát có mùi hơi tanh như mùi cá.
Ở Việt Nam, trước đây rau diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Sau này, rau diếp cá được đưa về trồng ở vườn để làm thực phẩm cũng như làm thuốc giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe.
Toàn bộ các bộ phận của rau diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần hợp chất trong tinh dầu này chủ yếu là nhóm aldehyt và dẫn xuất ceton như methynol ceton, ... và 3-oxodocecanal có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn.
Các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân lập từ lá diếp cá còn thu được các hợp chất như beta sitosterol và các flavonoid như: quercitrin, rutin, isoquercitrin...
Rau diếp cá loại rau ăn sống khá phổ biến với nhiều người. Nhưng những lợi ích liên quan đến loại rau này đôi khi chúng ta cũng chưa khám phá hết và luôn quan tâm đến việc ăn rau diếp cá có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng của rau diếp cá mang lại lợi ích sức khỏe:
Bài thuốc giúp hạ sốt cho trẻ em: sử dụng diếp cá 20 gam, rửa sạch và giã nát sau đó vắt bỏ bã lấy nước. Cho trẻ uống 2 lần hoặc dùng đến khi hết sốt. Hoặc sử dụng diếp cá với 15 gam kết hợp với lá hương trà 12 gam, cũng rửa sạch và nấu nước uống để hạ sốt cho trẻ.
Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy nhưng chưa có mủ: sử dụng 12 gam rau diếp cá rửa sạch, giã nát. Sau đó, lấy bã diếp cá đắp vào vị trí mụn. Thực hiện ngày 2 lần và làm trong vòng 3 ngày thì tình trạng của mụn sẽ giảm đau sưng nhanh chóng.
Bài thuốc chữa chứng mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: sử dụng 35 gam rau diếp cá, rửa sạch, tráng nước sôi để nguội, để ráo và đem giã nát. Sau đó, ép hai miếng gạc sạch rồi đắp lên mắt sung khi đi ngủ. Thực hiện việc này trong 3 ngày sẽ giúp triệu chứng mắt đỏ.
Bài thuốc chữa vú sưng do tắc sữa: sử dụng 25 gam rau diếp cá đã được sấy khô cùng với 10 quả táo đỏ. Sau đó sắc 3 bát nước còn 1 bát và uống trong ngày. Sử dụng cách này từ 3-5 ngày sẽ giúp giảm sưng vú.
Bài thuốc chữa táo bón: sử dụng 10 gam rau diếp cá đã được sao khô, hãm với nước sôi sau 10 phút có thể sử dụng trà để uống hàng ngày. Lưu ý, chỉ sử dụng bài thuốc này trong khoảng qp người.
Bài thuốc giúp điều trị sỏi thận: sử dụng 20 gam rau diếp cá, 15 gam rau dệu, 10 gam cam thảo đất. Sử dụng hỗn hợp này sắc uống nước. Sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tháng có hiệu quả với quá trình điều trị sỏi thận.
Rau diếp được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó không hẳn hoàn toàn tốt trong một số trường hợp cụ thể. Nhiều người sử dụng cũng thường có mối quan tâm tới loại rau này chẳng hạn như: ăn rau diếp cá có trị huyết trắng không?... Về cơ bản, rau diếp cá có đặc tính hàn. Với vai trò là thực phẩm, rau diếp cá được sử dụng kết hợp cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, rau xà lách, rau tía tô, hành lá... Việc sử dụng kết hợp các loại rau cùng một lúc mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và điều này cũng có thấy sử dụng rau diếp cá rất ít khi gặp tác dụng phụ do nó gây nên.
Tuy nhiên, cũng như những loại rau khác, nếu sử dụng rau diếp cá với số lượng lớn hay lạm dụng sử dụng loại rau này có thể gây ra một số ảnh hưởng không có lợi tới sức khoẻ. Nếu bạn muốn sử dụng rau diếp cá thường xuyên, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể rất h...
Ăn rau tốt mỗi ngày là rất quan trọng, bởi không chỉ bổ dưỡng mà còn có thể bảo...
Thèm ăn luôn là một trong những cảm giác “tra tấn” đối với người ăn kiêng, nhất...
Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa k...
Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp con người nâng cao thể trạng mà còn phòng n...
Bữa sáng được coi như bữa ăn quan trọng khi bắt đầu một ngày mới. Điều này lại c...
Rau dền nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Ra...
Giảm cân có vóc dáng đẹp cùng cơ thể khỏe mạnh luôn là niềm mơ ước của hầu hết m...
Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa k...
Chế độ ăn nhiều trái cây giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh...
Bài viết được viết bởi ThS.BS Trần Thị Tuyết Nhung - Bác sĩ Cơ - Xương - Khớp -...
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh...
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể rất h...
Rau răm là một loại rau thơm ăn kèm và cũng là gia vị chế biến nhiều món ăn ngon...
Rau dền nguồn dinh dưỡng thực vật khá phổ biến trong bữa ăn của mọi gia đình. Ra...
Rau luôn là một loại thực phẩm lành mạnh, được khuyến khích bổ sung vào thực đơn...
Ăn nhiều rau là một trong những cách đơn giản nhất để để tăng cường sức khỏe toà...
Escarole là một loài trong họ thực vật của rau diếp xoăn có lá rộng, màu xanh lá...
Cây rau ngót, có tên khoa học là Sauropus androgynus được trồng ở một số vùng nh...
Rau xà lách rất tươi ngon với nhiều chất xơ và các vitamin, đây cũng là loại rau...
Rau diếp xoăn Radicchio còn được gọi là Cichorium intybus; đây là một loại rau...
Cần tây loại rau có mùi vị khá đặc biệt và có nhiều lợi ích sức khỏe khi kết hợp...
Bắp cải cùng thuộc họ với bông cải xanh, cải Brussels, súp lơ trắng và cải xoăn....
Rau xà lách đã xuất hiện hàng nghìn năm ở trên Trái đất, đồng thời loại rau này...
Hỏi: Xin chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi sau khi hút thai trứng em nên kiêng ăn g...
Rau kinh giới (Oregano) là một loại thảo mộc có mùi thơm, hơi nồng, vị cay tính...