Với những tiến bộ trong chẩn đoán bạch cầu tủy mạn và các phương pháp điều trị như điều trị đích, ghép tuỷ xương hay hoá trị đã góp phần làm thuyên giảm triệu chứng bệnh bạch cầu tuỷ mạn, giúp kéo dài thời gian sống sau nhiều năm được chẩn đoán.
Các bác sĩ có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bạch cầu tuỷ mạn và phân loại giai đoạn bệnh bạch cầu tuỷ mạn (CML). Dựa vào các kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Đối với hầu hết các loại ung thư, sinh thiết là kỹ thuật tốt nhất để khẳng định người bệnh có bị ung thư hay không. Trong sinh thiết, bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ của cơ quan nghi ngờ ung thư để xét nghiệm. Nếu không thể sinh thiết, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán khác.
Bác sĩ có thể xem xét dựa trên các yếu tố dưới đây để chỉ định xét nghiệm cho người bệnh:
Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh bạch cầu tuỷ mạn (CML):
Mục tiêu của điều trị bạch cầu tuỷ mạn là loại bỏ các tế bào máu có chứa gen BCR-ABL bất thường gây ra sự dư thừa của các tế bào máu bị bệnh. Đối với hầu hết các trường hợp, việc điều trị thường bắt đầu bằng các loại thuốc điều trị đích có thể giúp đạt được sự thuyên giảm lâu dài của bệnh.Điều trị đíchCác loại thuốc điều trị đích được thiết kế để tấn công ung thư bằng cách tập trung vào một vị trí đặc hiệu của các tế bào ung thư cho phép chúng phát triển và nhân lên. Trong bệnh bạch cầu tuỷ mạn (CML), mục tiêu của các loại thuốc này là ngăn chặn hoạt động của tyrosine kinase, đây là protein được sản xuất bởi gen BCR-ABL.Các loại thuốc điều trị đích bao gồm:
Thuốc điều trị sẽ được sử dụng để điều trị ban đầu cho những người được chẩn đoán bạch cầu tuỷ mạn (CML) và các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này bao gồm: sưng hoặc bọng da, buồn nôn, chuột rút, mệt mỏi, tiêu chảy và phát ban da.
Các xét nghiệm máu tiếp theo sẽ được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của gen BCR-ABL để đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị đích. Nếu người bệnh không đáp ứng hoặc kháng thuốc, các bác sĩ có thể xem xét các loại thuốc điều trị đích khác, chẳng hạn như omacetaxine (Synribo) hoặc các phương pháp điều trị khác.
Do các bác sĩ chưa xác định được điểm an toàn mà những người mắc bạch cầu tuỷ mạn (CML) có thể ngừng dùng thuốc điều trị đích. Vì vậy, hầu hết người bệnh sẽ tiếp tục dùng thuốc này ngay cả khi xét nghiệm máu cho thấy bệnh đã thuyên giảm. Trong một số trường hợp nhất định, người bệnh và bác sĩ có thể cân nhắc ngừng điều trị sau khi xem xét lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc điều trị đích.
Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc, đây là cơ hội duy nhất để điều trị dứt điểm bệnh CML. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ dành cho những người không hiệu quả với các phương pháp điều trị khác, vì ghép tủy xương có rủi ro và tỷ lệ biến chứng nặng cao.
Trong quá trình ghép tủy xương, các loại thuốc hóa trị liều cao được sử dụng để tiêu diệt các tế bào tạo máu trong tủy xương, sau đó, các tế bào gốc tạo máu từ một người hiến tặng phù hợp được truyền vào cơ thể người bệnh. Các tế bào gốc này sẽ phát triển thành các tế bào máu mới, khỏe mạnh để thay thế các tế bào bị bệnh.
Hóa trị
Hóa trị sử dụng thuốc điều trị nhằm tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào ung thư bạch cầu. Đôi khi, thuốc hóa trị được kết hợp với thuốc điều trị đích để điều trị bệnh CML.
Nguồn tham khảo: cancer.net
XEM THÊM:
Đối với người bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), sử dụng thuốc điều trị và điều t...
Bài được viết bởi PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng Khoa Nội Ung Bướu kiêm Trư...
Cơn mất trí nhớ thoáng qua (tên tiếng Anh là Transient global amnesia) có triệu...
Bệnh bạch cầu dòng tế bào tủy xương (CML) là bệnh ung thư hiếm gặp của tủy xương...
Bệnh bạch cầu dòng tế bào tủy xương hay bạch cầu mạn dòng tủy (CML) là bệnh ung...
Bệnh bạch cầu lympho mạn tính là một bệnh lý ác tính của hệ tạo máu ảnh hưởng tr...