Trẻ em bị bạn cắn đến mức rách da sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Cần xử trí bằng cách làm sạch vết thương, đưa trẻ đi khám và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bé bị bạn cắn có cần chích ngừa không cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh.
Chuyện trẻ em bị bạn cắn trong khi chơi với nhau hoặc cãi nhau không phải là hiếm. Nhưng đa số trường hợp chỉ cắn nhẹ, không gây rách da, chảy máu và vết thương không nghiêm trọng.
Tuy nhiên, khi trẻ bị bạn cắn đến mức rách da thì lại là một câu chuyện khác. Miệng của con người chứa đầy vi khuẩn, gây ra khoảng 10 - 15% nguy cơ nhiễm trùng rơi. Các vết cắn nghiêm trọng vào mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục có thể đặc biệt nguy hiểm.
Trẻ em bị bạn cắn có thể truyền một số loại vi khuẩn tồn tại trong miệng người - như vi khuẩn tụ cầu và liên cầu khuẩn. Tai nạn này cũng có nguy cơ làm lây truyền các bệnh nghiêm trọng - như viêm gan.
Mặc dù các chuyên gia không loại trừ khả năng HIV được truyền qua vết cắn của con người, nhưng nhìn chung thì điều này rất khó xảy ra. Nồng độ của virus gây bệnh AIDS trong nước bọt thấp hơn trong máu, hơn nữa nước bọt cũng ức chế hoạt động của virus.
Nhìn chung, hãy đưa trẻ bị bạn cắn đến bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào dưới đây:
Cũng nên đến cơ sở y tế kiểm tra nếu vết cắn không lành trong 10 ngày.
Các bước sơ cứu và xử trí ban đầu khi trẻ bị bạn cắn phụ thuộc vào mức độ vết thương.
Khi đưa trẻ em bị bạn cắn đến cơ sở y tế, bác sĩ có thể:
Bé chỉ cần khâu vết thương nếu vết cắn rất nghiêm trọng hoặc nằm trên mặt, bởi khâu kín vết cắn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu vết cắn nặng, trẻ cần phải khâu hoặc thậm chí phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
Nếu bé bị cắn bởi anh chị em trong nhà, bạn cần giải quyết nguyên nhân dẫn đến hành vi thô bạo này và để mắt theo dõi khi chúng chơi cùng nhau, đảm bảo kịp thời nhắc nhở và xử trí. Nếu con bạn bị cắn ở nhà trẻ, hãy nói chuyện với người chăm sóc ngay lập tức. Yêu cầu cô giáo cũng thông báo cho phụ huynh của đứa trẻ đã cắn con bạn.
Cũng có trường hợp con bạn chính là người cắn những trẻ khác. Tất nhiên đây là một chuyện khó chấp nhận được, nhưng cần nhớ rằng hành vi này khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bạn cần tìm hiểu lý do tại sao trẻ làm như vậy và cách đối phó với các hành vi hung hăng của con.
Nhìn chung, cả đứa trẻ bị bạn cắn và đứa cắn bạn đều cần sự quan tâm của người lớn. Trước tiên, bạn cần kiểm tra vết thương, chăm sóc y tế và an ủi đứa bị cắn. Sau đó, đừng quên nhẹ nhàng hỏi han để bé đã cắn bạn cảm thấy thoải mái thể hiện cảm xúc của chính mình, giải thích lý do vì sao bé bực bội hoặc ức chế và dẫn đến hành động này.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Nếu có nhu cầu khám bệnh với các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Bất cứ khi nào cho trẻ đi xe ô tô, hãy đảm bảo trẻ từ 12 tuổi trở xuống luôn đượ...
Sử dụng ghế ngồi ô tô hay ghế an toàn cho trẻ em là cách tốt nhất để bảo vệ con...
Giữ an toàn cho trẻ bằng cách hiểu biết và dự đoán những nguy cơ gây tai nạn thư...
Trẻ sơ sinh bị gàu là hiện tượng ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Tìm hiểu nguyên...
Cắt móng chân quá ngắn (hoặc móng chân mọc quá dài) và đi giày hoặc tất quá chật...
Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh tuy không gây ngu...
Trẻ em bị bạn cắn đến mức rách da sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Cần xử trí bằng...
Quai bị là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. B...
Hỏi: Chào bác sĩ!Hiện tại, con em 3 tuổi, cháu vừa bị chó cắn và không biết chó...
HỏiEm chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi chụp cộng hưởng ở trẻ khoảng 4 tuổi té sấp...
Chào bác sĩ, con trai em được 26 tháng, mỗi lần bị sốt cao là bé bị tình trạng c...