Bệnh bạch tạng xảy ra ở người và động vật có xương sống. Đây là một trong những chứng bệnh mang tính chất bẩm sinh do quá trình rối loạn quá trình sinh tổng hợp lượng sắc tố Melanin, vì vậy làm cho tóc, mắt và da của người bệnh có màu nhạt.
Bệnh bạch tạng xảy ra ở người và động vật có xương sống. Đây là một trong những chứng bệnh mang tính chất bẩm sinh do quá trình rối loạn quá trình sinh tổng hợp lượng sắc tố Melanin, vì vậy làm cho tóc, mắt và da của người bệnh có màu nhạt. Đặc biệt hơn da của người bạch tạng dễ mắc phải bệnh ung thư da, bỏng nắng. Những người mắc phải bệnh bạch tạng còn bị ảnh hưởng đến thị giác như sợ ánh sáng, giảm thị lực hay có thể bị rối loạn thị giác.
Bạch tạng là bệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gien này làm cơ thể bị khiếm khuyết men tyrosinase (giúp tham gia vào việc sản xuất melanin). Melanin là chất quy định màu sắc của da, đồng thời cũng là chất giúp cơ thể ngăn cản sự xâm hại của tia cực tím vào da. Khi không có melanin, da người bệnh bị giảm hoặc mất hẳn sắc tố, lông - tóc bạc trắng, tròng mắt cũng mất màu.
Bạch tạng là một rối loạn di truyền bẩm sinh. Trẻ em sẽ có nguy cơ sinh ra bị bạch tạng nếu có bố mẹ bị bạch tạng hoặc bố mẹ mang gen bệnh bạch tạng.
Dấu hiệu trên da: Đa phần những người mắc bệnh bạch tạng thường có làn da hồng và màu tóc trắng. Một số trường hợp mắc bệnh bạch tạng vẫn có màu da từ trắng đến nâu. Sắc tố da ở người bệnh bạch tạng có màu nhạt hơn so với những người bình thường.
Người mắc bệnh bạch tạng có hàm lượng sắc tố melanin tăng lên theo thời gian từ khi nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Những dấu hiệu dễ nhận thấy trên da của người bệnh như:
Màu mắt: màu mắt người bệnh bạch tạng thường có màu từ xanh đến nâu, ngoài ra có thể thay đổi theo từng độ tuổi. Đặc biệt, tình trạng thiếu sắc tố sẽ khiến mắt bị mờ dần, vì vậy khiến mắt người bệnh trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Dấu hiệu nhận biết ở tóc: màu tóc của người mắc phải bệnh bạch tạng sẽ có màu từ trắng cho đến nâu. Khi ở độ tuổi trưởng thành màu sắc tóc có thể sẽ sẫm dần.
Dấu hiệu về nhận biết tầm nhìn: những dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết bệnh bạch tạng liên quan đến những chức năng của mắt như:
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm hay bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp đối với trẻ.
Hiện nay, không có cách chữa trị bệnh bạch tạng, các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm giảm bớt triệu chứng của bệnh:
Đặc biệt, những trường hợp bị bệnh bạch tạng mắc thêm hội chứng Hermansky-Pudlak và Chediak-Higashi cần sự chăm sóc thường xuyên bởi các chuyên viên Y tế nhằm tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra về sau.
XEM THÊM:
Hồng cầu là thành phần quan trọng của máu, lượng hồng cầu luôn cần duy trì ở mức...
Polyp túi mật là bệnh chủ yếu gặp ở người trưởng thành, với tỷ lệ nữ giới bị nhi...
Bạch cầu có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắ...
Chuyển dạ là quá trình khó khăn cuối cùng mà các mẹ bầu cần phải vượt qua để gặp...
Để phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định cho bà bầu làm...
Chọc ối là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán trước khi sinh sau khi bác sĩ...
Bệnh bạch tạng xảy ra ở người và động vật có xương sống. Đây là một trong những...
Bạch tạng và bạch biến đều là những bệnh lý gây tổn thương làm giảm sắc tố da, v...
Dị ứng thuốc là tình trạng phản ứng quá mức có hại cho cơ thể người bệnh, khi dù...
Dấu hiệu của bệnh bạch hầu chủ yếu là viêm họng. Lớp màng giả màu trắng do các l...
Virus EBV (Epstein-Barr Virus) là một trong những loại virus phổ biến nhất ở ngư...
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư...