Bệnh lao xương có lây không? Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì? - Mới nhất 2023 | Bacsi247.org

Bệnh lao xương có lây không? Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì?


  • 15:25 21/03/2022
  • Xếp hạng 4.83/5 với 30133 phiếu bầu

Bệnh lao xương dù không phổ biến như lao phổi, lao màng phổi nhưng đây là là bệnh nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Vậy bệnh lao xương có lây không? Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì? Cùng bacsi247.org tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương thường ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương, các khớp hoặc cột sống. Cụ thể bệnh này ảnh hưởng nặng tới xương cột sống, đầu gối, khớp hông, bàn chân, cổ tay, tay vai, khớp khuỷu tay và các ổ đĩa đệm.

Bệnh lao xương có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh lao xương do vi khuẩn lao tấn công vào hệ thống cơ xương khớp, bao gồm:

  • Do vô tình tiếp xúc với vi khuẩn lao
  • Do lây nhiễm lao phổi từ người khác, từ đó vi khuẩn lao từ phổi lan đến xương
  • Bệnh nhân từng bị mắc bệnh lao nhưng không được điều trị đúng cách, vi khuẩn lao có thể dễ dàng di chuyển từ phổi hoặc bất kỳ nơi nào đến xương, cột sống hoặc các khớp thông qua mạch máu và gây ra bệnh lao xương.

Hậu quả nặng nề mà bệnh lao xương để lại:

  • Biến chứng về thần kinh do chèn ép tủy sống, các dây thần kinh cột sống và các rễ thần kinh khác; gây ra biểu hiện liệt tứ chi hoặc liệt nửa người
  • Gây ra biến dạng cột sống
  • Biến chứng khác như chứng áp xe cơ thắt lưng, áp xe hầu họng lớn gây khó nuốt và khàn tiếng, phình động mạch chủ giả lao…

Những đối tượng dễ mắc bệnh lao xương?

Một số đối tượng dưới đây có nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao và mắc bệnh hơn những người khác:


  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu không thể kiểm soát được nhiễm trùng
  • Người cao tuổi
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Lạm dụng thuốc
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh lao xương có lây không?

Bạn có thể bị lây lao phổi từ người khác, sau đó bệnh tiến triển thành lao xương nhưng bạn sẽ không bị lây bệnh khi tiếp xúc, sống chung với người đang mắc lao xương. Tuy nhiên, theo một số báo cáo cho thấy một người bị lao xương và lao phổi đồng thời, nhưng lại không có triệu chứng lao phổi hoặc bất thường khi chụp X-quang phổi. Vì vậy, hãy thận trọng khi thường xuyên tiếp xúc với người bệnh lao nếu như chưa có kết luận chính xác của bác sĩ về bệnh tình của họ.

Bệnh lao xương có lây không? Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì?
Tác giả: Nguyễn Đình Quý
Tag:
 
Cùng chuyên mục
Viêm bao gân cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm bao gân cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm bao gân cổ tay nói riêng và các chứng viêm bao gân nói chung là do những tổ...

Vùng da chỗ gần mắt mắt cá chân bị cứng lại sau mổ nối gân gót chân phải làm sao?

Vùng da chỗ gần mắt mắt cá chân bị cứng lại sau mổ nối gân gót chân phải làm sao?

HỏiChào bác sĩ,Em mổ nối gân gót chân gần tháng rồi mà tại vị trí mổ đã lành như...

Nam giới có dịch khớp gối 5.3mm điều trị như thế nào?

Nam giới có dịch khớp gối 5.3mm điều trị như thế nào?

HỏiChào bác sĩ,Em có dịch khớp gối 5.3mm. Bác sĩ chụp cho em có bảo phải nghỉ đá...

Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Viêm khớp háng hay còn gọi là thoái hóa khớp háng, đây là một trong những tình t...

Căng cơ đùi là gì? Nguyên nhân và cách sơ cứu kịp thời

Căng cơ đùi là gì? Nguyên nhân và cách sơ cứu kịp thời

Căng cơ đùi là tình trạng gây nên những cơn đau đớn, gây ra những cản trở trong...

Chia sẻ cách giảm đau cơ nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Chia sẻ cách giảm đau cơ nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Đau cơ là tình trạng xảy ra ở khá nhiều người, có thể do nhiều nguyên nhân nhưng...

 
Bài viết liên quan