Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng điển hình là sốt, nổi bọng nước ở tay - chân, vết loét trong khoang miệng, độ tuổi càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Nguy cơ lây bệnh mạnh nhất là trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh, tuy nhiên thời gian ủ bệnh tay chân miệng có thể kéo dài vài tuần do virus khu trú trong phân.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người khi trẻ nuốt phải virus gây bệnh. Virus tay chân miệng có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua phân, nước bọt và mụn nước. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh chính do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và chưa có ý thức vệ sinh.
Thời điểm từ tháng 9 - 12 và tháng 3 - 5 là thời điểm bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao. Các biểu hiện của bệnh bao gồm:
Thông thường, trẻ bị tay chân miệng sẽ hồi phục sau 7 - 10 ngày. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, ăn uống đồ dễ tiêu và hợp vệ sinh, cho trẻ nghỉ học để tránh lây truyền bệnh, không chọc vỡ các bọng nước sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Thời kỳ ủ bệnh tay chân miệng từ 3 - 7 ngày, đây là thời gian các triệu chứng chưa điển hình, người bệnh chưa phát hiện mình bị tay chân miệng và có thể lây truyền virus tay chân miệng sang cộng đồng.
Virus lây bệnh có thể lây truyền qua dịch tiết mũi họng, qua phân, nước bọt hoặc chất dịch từ các bọc nước. Nguy cơ lây truyền bệnh mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần (dù người bệnh đã khỏi) do virus còn khu trú trong phân.
Sau khi bị tay chân miệng, hầu hết trẻ đều hồi phục hồi hoàn toàn mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên bên cạnh virus coxsackievirus A16, bệnh tay chân miệng cũng có thể bắt nguồn từ các virus khác như virus nhóm Enterovirus bao gồm virus enterovirus 71 (EV71) rất nguy hiểm. Mỗi lần bệnh cơ thể sẽ tạo kháng thể với loại virus mắc bệnh. Do đó trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng trở lại nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm enterovirus.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng tay chân miệng. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, cha mẹ có thể bảo vệ trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và can thiệp y tế kịp thời khi có triệu chứng bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng bao gồm:
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó trường hợp trẻ có những dấu hiệu bệnh tay miệng, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và can thiệp y tế kịp thời để tránh biến chứng xảy ra.
XEM THÊM:
Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng. Khi trẻ bị tay chân miệng, mụn nước...
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị bởi cơ thể trẻ chưa có kháng thể. Bệnh q...
Thiếu các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng có thể khiến trẻ bị suy dinh...
Tổn thương hô hấp là biến chứng bệnh sởi thường gặp nhất, thường xảy ra trong 30...
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thư...
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng mà khi...