Biến chứng của rau tiền đạo ở bà bầu - Mới nhất 2023 | Bacsi247.org

Biến chứng của rau tiền đạo ở bà bầu


  • 04:00 19/03/2023
  • Xếp hạng 4.93/5 với 30140 phiếu bầu

Rau tiền đạo là hiện tượng rau thai bám một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung và gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng như trong chuyển dạ và sau khi sinh. Vậy bị rau tiền đạo có nguy hiểm không?

1. Bị rau tiền đạo có nguy hiểm không?

Rau tiền đạo là hiện tượng rau thai bám một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung và gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng như trong chuyển dạ và sau khi sinh. Vậy bị rau tiền đạo có nguy hiểm không? Câu trả lời là bị rau tiền đạo gây nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi, trường hợp nặng có thể gây tử vong hoặc một số bệnh lý mắc phải cho mẹ và bé.

Biểu hiện rau tiền đạo là chảy máu âm đạo một cách bất thường trong 3 tháng cuối của thai kỳ, không kèm theo đau bụng, máu chảy ra có màu đỏ tươi, đông lại thành cục, lượng máu chảy ra có thể nhiều, ồ ạt, sau đó ít dần và hết mà có thể không cần điều trị. Thai phụ có thể bị chảy máu nhiều lần với tần suất và mức độ tăng dần.

2. Bị rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào?

Tùy thuộc vào vị trí bám của bánh rau mà gây ra mức độ nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi.


Bị rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với sản phụ: Chảy máu âm đạo gây thiếu máu. Nếu chảy máu nhiều có thể gây tử vong.

Bị rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi:

  • Mẹ bị chảy máu nhiều gây thiếu máu nên thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, suy thai.
  • Mẹ bị ra huyết nhiều buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm để cứu mẹ nên có thể mổ khi thai nhi chưa đủ tháng. Do đó, khả năng thai bị non tháng là rất cao, dẫn đến bé sinh ra dễ bị suy hô hấp, hoặc vì sinh non có thể tử vong.
  • Do bánh rau nằm ở phần dưới cổ tử cung làm thai nhi khó xoay đầu để di chuyển ra ngoài khi chuyển dạ nên dễ dẫn đến ngôi thai ngược, ngôi thai bất thường như ngôi mông hay ngôi nằm ngang...

3. Biến chứng rau tiền đạo là gì?

Bị rau tiền đạo có thể gây ra những biến chứng sau đối với người mẹ và thai nhi.

Biến chứng rau tiền đạo đối với mẹ:

  • Bị mất máu nhiều, choáng, sốc, tử vong.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tổn thương hệ niệu.
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu và phải truyền máu.

Biến chứng rau tiền đạo đối với bé:

  • Thai nhi non tháng gây tử vong chu sinh.
  • Trẻ sinh ra bị thiếu máu.
Biến chứng của rau tiền đạo ở bà bầu
Biến chứng rau tiền đạo là nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi

Những biến chứng rau tiền đạo là rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Do đó, bà bầu cần khám thai định kỳ để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời những bất thường của thai kỳ.


Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho các bà mẹ và em bé từ khi mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tổ chức triển khai các Gói Chăm sóc Thai sản trọn gói. Tại đây, các bác sĩ theo dõi, tư vấn và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé từ thời kỳ thai nghén, đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn nhất có thể. Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi, tiêu chuẩn quốc tế với sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại bệnh viện.

Khách hàng quan tâm đến các gói chăm sóc thai sản của Vinmec vui lòng liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec toàn quốc TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Biến chứng của rau tiền đạo ở bà bầu
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tùng tổng hợp theo: vinmec.com
Tag: Chảy máu tử cung, Sảy thai, Nhau thai, Thai sản, Rau tiền đạo, Rau tiền đạo trung tâm, Rau thai, Rau tiền đạo bám thấp, Xuất huyết âm đạo, Mang thai, Sinh non, Vỡ ối sớm, Sinh thường, Sinh mổ,
 
Cùng chuyên mục
Có thể nhận biết triệu chứng rau tiền đạo?

Có thể nhận biết triệu chứng rau tiền đạo?

Thông thường, bánh rau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Khi bánh rau bám ở đoạn...

Thế nào là rau tiền đạo?

Thế nào là rau tiền đạo?

Rau tiền đạo là hiện tượng rau thai che mất một phần hoặc hoàn toàn lỗ cổ tử cun...

Sản dịch sau sinh như nào là bình thường?

Sản dịch sau sinh như nào là bình thường?

Sản dịch bình thường sẽ kéo dài khoảng 20 ngày, trong 1 vài trường hợp có thể đế...

Có thể tự nong bao quy đầu cho bé?

Có thể tự nong bao quy đầu cho bé?

Nong bao quy đầu là làm rộng bao qui đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiể...

Những biểu hiện bình thường, bất thường sau nong bao quy đầu ở trẻ

Những biểu hiện bình thường, bất thường sau nong bao quy đầu ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa...

4 loại rau tiền đạo thường gặp ở bà bầu

4 loại rau tiền đạo thường gặp ở bà bầu

Có 4 loại rau tiền đạo thường gặp ở bà bầu, đó là rau tiền đạo trung tâm, rau ti...

 
Bài viết liên quan