Đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ khi đang ngủ, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em. Đái dầm ở trẻ được chia thành 2 loại là nguyên phát và thứ phát. Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ đái dầm ban đêm, tuy nhiên hầu hết không phải là do bệnh lý nghiêm trọng.
Một trong 2 nhóm đái dầm ở trẻ chính và phổ biến nhất là đái dầm tiên phát (nguyên phát), khi trẻ tiểu dầm liên tục trong 6 tháng và chưa từng có thời gian nào giữ khô được cả đêm. Theo các nghiên cứu, đái dầm nguyên phát thường mang tính di truyền. Cụ thể, tỷ lệ trẻ có nguy cơ bị đái dầm như sau:
Đối với đái dầm tiên phát do di truyền, đa phần tất cả trường hợp những đứa bé khác trong gia đình dòng họ đều đã và đang gặp phải tình trạng này. Nhìn chung, đái dầm tiên phát ở trẻ dưới 5 tuổi không phải điều đáng lo lắng vì lúc này trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chức năng kiểm soát tiểu tiện.
Bàng quang nhỏ là một trong những lý do chính khiến trẻ em thường dễ tè dầm nhiều hơn so với người lớn. Ở những trẻ đái dầm, dung tích bàng quang cũng sẽ thấp hơn các bạn đồng trang lứa với những biểu hiện cụ thể như sau:
Tuy nhiên có trường hợp khi gây mê để kiểm tra, các bác sĩ phát hiện những bé có các dấu hiệu như trên lại có bàng quang với kích thước hoàn toàn bình thường. Điều này chứng tỏ bàng quang của trẻ không nhỏ về mặt giải phẫu, tuy nhiên cơ thể lại bị kích thích phản xạ mắc tiểu trước khi bàng quang đầy thực sự. Đối với những trường hợp như vậy thuật ngữ y học gọi là giảm dung tích chức năng.
Hormone vasopressin được não sản xuất vào ban đêm có vai trò tăng tái hấp thu nước vào dòng máu, từ đó giảm lượng nước tiểu bài tiết ở thận. Cơ chế giảm sản xuất nước tiểu về đêm giúp con người có thể ngủ tới sáng mà không phải bị gián đoạn do cảm giác mắc tiểu. Một số nghiên cứu trong lĩnh vực này đưa ra giả thuyết rằng không sản xuất đủ hormone vasopressin là nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban đêm.
Đa phần trẻ em 3 - 5 tuổi sẽ giữ được khô ráo cả đêm khi não có kỹ năng gửi tín hiệu ra lệnh cho bàng quang chứa thêm nước tiểu, hoặc não đánh thức trẻ dậy đi tiểu khi bàng quang đã quá đầy. Do đó các bác sĩ nhi khoa cho rằng chỉ cần điều trị đái dầm ở trẻ từ 6 tuổi trở lên và quá trình này đòi hỏi sự thông cảm của bố mẹ cũng như sự hợp tác từ phía bệnh nhi.
Trước đây có quan niệm cho rằng trẻ đái dầm là do chìm vào giấc ngủ sâu hoặc do trẻ lười biếng, chưa có ý thức trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay phát hiện thấy trẻ đái dầm ban đêm trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Một số trẻ không đáp ứng được với các phản ứng từ bên trong cơ thể khi đang ngủ, cụ thể trẻ đái dầm là do không có khả năng tỉnh giấc lúc bàng quang đạt dung tích tối đa và phát ra tín hiệu cần bài tiết.
Chính vì vậy, bố mẹ cần thấu hiểu cho trẻ và không làm ầm ĩ mỗi khi trẻ đái dầm ban ngày hay là ban đêm để tránh không khí căng thẳng trong gia đình, lâu dần có thể làm mất đi sự tự tin và ảnh hưởng lớn quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Người lớn nên chủ động tìm mọi cách giúp đỡ trẻ sao cho khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi để có hiệu quả cao nhất, thay vì những biện pháp tiêu cực như chê cười, trách phạt.
Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ nhưng thường bị bỏ sót do hầu hết phụ huynh ít quan tâm tới việc đi ngoài của con khi bé đã biết tự ngồi bô.
Táo bón khiến trực tràng đầy phân, gây chèn ép và làm giảm dung tích bàng quang. Do bàng quang bị tăng áp lực nên gây “hiểu nhầm”, đồng thời gửi tín hiệu thần kinh tới não thông báo túi chứa nước tiểu đã đầy. Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí là chữa khỏi chứng đái dầm.
Đái dầm thứ phát là khi trẻ chưa từng tiểu dầm hoặc đã hoàn toàn khô ráo về đêm trong 6 tháng, tuy nhiên sau đó lại xuất hiện đái dầm. Đối với dạng này, những điều khác thường xảy ra trong cuộc đời của trẻ có thể là nguyên nhân, chẳng hạn như:
Đái dầm thứ phát thường khỏi hẳn khi rắc rối tâm lý được giải quyết ổn định. Do đó, bước đầu tiên để giúp đỡ trẻ là tìm ra vấn đề hoặc biến cố đang làm ảnh hưởng đến trẻ.
Đối với trẻ đã lớn, phụ huynh tuyệt đối không trêu chọc, la mắng hoặc dọa nạt khi thấy trẻ đái dầm. Thay vào đó là nên trấn an và giáo dục trẻ, khuyến khích trẻ đi tiểu trước giờ ngủ và không cho uống quá nhiều nước vào ban đêm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tìm hiểu các loại thực phẩm góp phần khắc phục chứng đái dầm để bổ sung vào thực đơn cho trẻ, vì ở độ tuổi này thì không cần thiết điều trị bằng thuốc.
Lạm dụng tình dục có thể là một yếu tố gây đái dầm ở trẻ khiến nhiều phụ huynh bất ngờ. Nếu trước đây trẻ có khả năng ngủ khô ráo cả đêm, nhưng hiện tại lại hay tè dầm thì bố mẹ ít nhất phải nghĩ tới nguyên nhân này. Ngoài thay đổi thái độ và cách cư xử, trẻ bị lạm dụng tình dục cũng có các biểu hiện như:
Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban ngày hoặc về đêm xuất phát từ những tình trạng bệnh lý rất hiếm, chiếm chưa đến 3% tổng các trường hợp, và chủ yếu thuộc loại đái dầm thứ phát. Tương tự như chứng tiểu đêm ở người lớn, trẻ bị đái dầm có thể là triệu chứng của:
Phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám tỉ mỉ và làm một số xét nghiệm nước tiểu để có thể chẩn đoán được nguyên nhân, cũng như tìm ra cách chữa trị hiệu quả.
Mặc dù đôi khi các trường hợp đái dầm ở trẻ nặng có thể gây nhiễm trùng tiểu hoặc viêm da, tuy nhiên tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển tinh thần tự nhiên của trẻ nhiều hơn là tổn hại đến sức khỏe thể chất. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đái dầm ban ngày lẫn ban đêm là do bàng quang nhỏ, ngưng thở khi ngủ, táo bón và mất cân bằng hormone... Bố mẹ nên cùng trẻ tìm biện pháp giải quyết vấn đề này một cách khoa học nhất, tránh phạt và quở mắng trẻ.
Nếu không thể cải thiện chứng đái dầm ở trẻ bằng các phương pháp khắc phục tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và can thiệp điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hàng đầu tại Vinmec sẽ thực hiện các phương pháp thăm khám cần thiết tìm ra nguyên nhân gây hội chứng tiểu đêm và đưa ra các tư vấn điều trị hiệu quả nhất, giúp trẻ sớm trở lại nếp sinh hoạt bình thường.
Để được tư vấn chi tiết về chứng đái dầm ở trẻ, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
Bệnh tay chân miệng thường hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như thủy đậu, sở...
Viêm phổi là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân chủ yếu đưa...
Em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ sẽ gặp phải cản trở lớn trong quá trình ph...
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể trẻ không được cung cấp đủ năng lượng, chất...
Trẻ biếng ăn, ăn ngậm cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huyn...
Phẫu thuật là một can thiệp điều trị đặc biệt trên người bệnh, yêu cầu sự chuẩn...
Bé bị sốt xuất huyết sau khoảng 7 ngày sẽ xuất hiện các dấu hiệu sắp khỏi bệnh,...
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em bao gồm sốt, đau loét miệng, phát ban d...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Khoa Khám b...
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lây lan qua đường r...
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra với các triệu chứng bao gồm loét bên trong h...
Bệnh tay chân miệng là là một bệnh truyền nhiễm phổ biến do các loại virus khác...
Tiểu đêm khiến người mắc bệnh phải thức giấc, vào nhà vệ sinh nhiều lần và bị gi...
Tình trạng đái dầm không những chỉ gặp ở trẻ em mà còn xảy ra ở người lớn. Điều...
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hồ Thị Anh Thư - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa...
Đái dầm là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em. Với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì...
HỏiBác sĩ cho em hỏi đâu là nguyên nhân trẻ đái dầm? Khi nào đái dầm được coi là...
Đái dầm ở trẻ em là tình trạng trẻ không tự chủ được việc tiểu tiện trong lúc ng...
Hỏi: Chào bác sĩ. Tôi năm nay 42 tuổi. Buổi đêm tôi hay bị đái dầm khi ngủ, mỗi...
Mặc dù đái dầm có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn, nhưng phần lớn trẻ đái...
Tè dầm hay đái dầm ở trẻ có thể là điều phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng làm thế nào bạ...
HỏiChào bác sĩ. Tôi mới sinh bé thứ 2 được 4.5 tháng, từ khi sinh xong tới giờ t...
Đái dầm là tình trạng rất phổ biến ở trẻ, trong một vài trường hợp nó thậm chí c...
Rất nhiều người nghĩ rằng đái dầm chỉ xảy ra ở trẻ em, nhưng trên thực tế đái dầ...
HỏiChào bác sĩ. Em muốn hỏi bác sĩ về các mẹo tâm lý, chăm sóc hỗ trợ trẻ không...
Đái rỉ là tình trạng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi được coi là tình trạng sinh...