Người bệnh bí tiểu, mắc u xơ tiền liệt tuyến hay bệnh lý bàng quang thần kinh là những trường hợp phổ biến có chỉ định đặt ống thông dẫn lưu bàng quang trên lâm sàng. Ngoài ra, trước một số loại phẫu thuật, hay gặp nhất là mổ đẻ, người bệnh cũng cần thông tiểu bằng các ống dẫn lưu bàng quang qua niệu đạo.
Thủ thuật đặt ống thông dẫn lưu bàng quang được chia làm hai loại, bao gồm: đặt ống thông dẫn lưu bàng quang qua đường niệu đạo và đặt ống thông dẫn lưu trực tiếp vào bàng quang qua xương mu.
Phương pháp đặt ống dẫn lưu bàng quang qua niệu đạo còn có tên gọi khác là thông tiểu, thường xuyên được thực hiện trên lâm sàng. Ống dẫn lưu được sử dụng khi thông tiểu thường là các loại ống thông foley và nelaton với các kích cỡ, chất liệu đa dạng tùy thuộc theo tuổi và bệnh tình trong từng người bệnh cụ thể.
Ngược lại, đặt ống thông dẫn lưu bàng quang trên xương mu là thủ thuật xâm lấn nhiều hơn, cần được thực hiện trong phòng mổ và cân nhắc khi đưa ra chỉ định.
Dù với bất kỳ nguyên nhân nào, khi đặt ống thông dẫn lưu bàng quang trong một thời gian dài, người bệnh đều phải đối diện với nhiều nguy cơ trong suốt quá trình chăm sóc và thay ống dẫn lưu bàng quang.
Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang trong một thời gian dài mang đến nhiều nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đứng đầu trong số đó là tình trạng nhiễm trùng hệ tiết niệu, bao gồm nhiễm trùng tại lỗ tiểu ngoài tiếp giáp chân ống thông tiểu, nhiễm trùng niệu đạo, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, áp xe thận.
Nếu giữ ống thông tiểu dưới 7 ngày, tần suất mắc nhiễm trùng đường tiểu vào khoảng 10 - 30%. Tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiểu tăng tỷ lệ với thời gian đặt ống dẫn lưu, tăng lên rất cao nếu kéo dài trên 28 ngày. Vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào hệ tiết niệu vốn vô khuẩn thông qua các bước thực hiện thủ thuật không được đảm bảo vô trùng.
Nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu trên ở những bệnh nhân có đặt ống thông tiểu thường do vi khuẩn di chuyển ngược dòng từ niệu đạo - bàng quang lên niệu quản và đài bể thận. Nặng nề hơn, nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu hay sốc nhiễm trùng. Các tình trạng này được xem là rất nguy kịch vì có tính đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Ngoài ra, sỏi bàng quang, viêm teo bàng quang, rò rỉ nước tiểu, tắc ống thông tiểu cũng là những vấn đề khác cần quan tâm. Sỏi bàng quang dễ xuất hiện khi nước tiểu không được dẫn lưu triệt để, gây lắng đọng các chất, đặc biệt là khi có viêm nhiễm niêm mạc bàng quang. Bàng quang bị viêm lặp lại nhiều lần và kéo dài dẫn đến tình trạng viêm teo bàng quang. Sỏi từ các cặn lắng nước tiểu, cục máu đông là nguyên nhân làm tắc ống dẫn lưu, gây bí tiểu cấp hoặc rò rỉ nước tiểu qua lỗ niệu đạo ngoài nếu ống dẫn lưu có kích thước quá nhỏ.
Thay ống dẫn lưu bàng quang là thao tác rất thường thực hiện ở những người bệnh đặt ống thông dẫn lưu bàng quang. Việc làm này cũng mang lại nhiều nguy cơ như tổn thương niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt nếu thực hiện mạnh tay hoặc không đúng kỹ thuật.
Biến chứng có thể xuất hiện ở tất cả các đối tượng đặt ống thông dẫn lưu bàng quang, tuy nhiên một vài đối tượng đặc biệt sẽ có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
Sống chung với ống thông dẫn lưu bàng quang trong thời gian dài đòi hỏi bản thân người bệnh cũng như người chăm sóc phải chú ý nhiều điều để giảm thiểu tối đa các biến chứng. Một số điều cần lưu ý gồm:
XEM THÊM:
Bệnh lậu ở họng, miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Nếu k...
Bệnh lậu là một một căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không an...
Kỹ thuật phết máu ngoại vi được áp dụng để phát hiện các bệnh liên quan đến máu,...
Ống dẫn lưu là một dụng cụ phổ biến được sử dụng trong y tế. Ống dẫn lưu có thể...
Bài viết bởi PGS. TS. BS Yi Hyeon Gyu, Điều dưỡng Lê Hải Anh và nhóm chuyên gia...
Chứng tiểu khó thường gặp ở đàn ông, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tuy nhiên...