Sốt là triệu chứng phổ biến nhất khiến bố mẹ đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế. Sốt được định nghĩa khi nhiệt độ cơ thể đo được từ 38 độ C trở lên. Nguyên nhân chủ yếu gây sốt ở trẻ em là virus, lành tính. Phần trăm ít ỏi còn lại đến từ vi khuẩn, gây ra các bệnh cảnh nhiễm trùng nặng.
Sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước các tác nhân gây bệnh. Như vậy sốt là một phản ứng có lợi, tuy nhiên trẻ bị sốt thường kèm theo quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và sụt cân. Những trường hợp sốt nặng và kéo dài có thể đưa đến các triệu chứng nghiêm trọng khác như mất nước, nhịp tim nhanh. Biến chứng đáng sợ nhất là sốt cao co giật, chiếm khoảng 3-4%, phổ biến nhất ở những trẻ dưới 5 tuổi. Một số ít các trường hợp sốt cao co giật gây ra các tổn thương thực thể ở hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não sau này của trẻ. Việc phát hiện một đứa trẻ bị sốt, đặc biệt là trẻ sốt cao là điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu tâm.
Muốn xác định xem trẻ có sốt hay không cần tiến hành đo nhiệt độ cơ thể của trẻ. Cách đo thân nhiệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là vấn đề của riêng nhân viên y tế. Phụ huynh và những người chăm sóc cho trẻ cũng nên có kiến thức về các loại nhiệt kế thông thường và cách sử dụng chúng.
Nhiệt kế thủy ngân cổ điển và nhiệt kế điện tử là các loại nhiệt kế thông dụng nhất được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nguy cơ vỡ nhiệt kế và nhiễm độc thủy ngân cao. Trên thị trường còn có loại nhiệt kế hồng ngoại cho kết quả khá chính xác chỉ sau vài giây nhưng giá thành còn cao nên chưa tiếp cận được với nhiều người dùng.
Vị trí dùng để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ rất đa dạng, trong đó nách là vị trí thường được lựa chọn nhất và hậu môn là nơi lấy được nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Đo nhiệt độ ở trẻ em cũng có thể được tiến hành ở miệng, tai, trán.
Sốt là bất thường rất thường gặp khi chăm sóc trẻ và không phải trường hợp nào cũng cần nhập viện cấp cứu. Bố mẹ có thể tiếp tục theo dõi con tại nhà mà không cần đưa đến cơ sở y tế ngay khi trẻ sốt có các biểu hiện sau:
Ngược lại, các biểu hiện dưới đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí bởi các nhân viên y tế:
Khi phát hiện trẻ sốt, nhất là các trẻ sốt cao trên 39 độ C, có thể tiến hành hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol theo đúng hướng dẫn sử dụng và lau mát cho trẻ bằng nước ấm ở các vị trí tỏa nhiều nhiệt như trán, nách và hai bên bẹn. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin hay dùng cồn hoặc nước chanh để hạ sốt vì gây bỏng da trẻ.
Trong khi chăm sóc một đứa trẻ bị sốt, cần lưu ý:
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
Viêm phổi nặng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nếu không được điều trị tíc...
Viêm mũi họng cấp là một bệnh nhiễm trùng do virus khá phổ biến, thường xảy ra k...
Viêm mũi họng mãn tính là bệnh lý viêm mũi họng có thời gian kéo dài, tiến triển...
Táo bón là một trong những biểu hiện thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây...
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ em đặc biệt là viêm tai giữa cấp được xế...
Bài viết được viết bởi ThS.BS Ma Văn Thấm - Bác sĩ Nội Nhi - Bệnh viện Đa khoa Q...