Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp ở trẻ em và gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, việc chẩn đoán co giật ở trẻ em chính xác là điều kiện tiên quyết để điều trị bệnh hiệu quả.
Co giật là tình trạng rối loạn tạm thời về vận động, ý thức, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức của một số nơron thần kinh. Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp ở trẻ em. Có nhiều hình thức co giật, trong đó nghiêm trọng nhất là khi trẻ bị co giật liên tục kéo dài trên 30 phút hoặc trẻ bị nhiều cơn co giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây co giật ở trẻ em, có thể phân loại thành:
Co giật bắt nguồn từ một vùng tổn thương ở não. Tại vùng tổn thương này có những tế bào thần kinh sống sót nhưng trong trạng thái nuôi dưỡng bất thường. Những tế bào này dễ bị kích thích gây nên tình trạng co giật. Não có thể tổn thương một hoặc nhiều ổ, vị trí tổn thương có thể trên hoặc dưới vỏ não. Các nguyên nhân gây tổn thương ở não có thể do:
Trong co giật ở trẻ em do rối loạn chức năng não thì co giật do sốt chiếm phần lớn các trường hợp. Co giật do sốt thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ 2-3 tuổi. Co giật xuất hiện đột ngột khi trẻ sốt cao 39-40 độ, thường là co giật toàn thân, lan tỏa, thời gian mỗi cơn co giật không quá 10 phút. Kết quả điện não đồ bình thường, dịch não tủy bình thường. Những cơn co giật cho sốt thường lành tính, không để lại biến chứng, cơn giật càng ngắn thì tiên lượng càng tốt.
Trẻ bị co giật do mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như:
Ngoài ra, thiếu vitamin B6, dùng một số thuốc như long não, strycin hoặc tăng huyết áp do bệnh viêm cầu thận cũng có thể gây co giật ở trẻ em. Ngoài ra, nếu trẻ co giật mạn tính, tái phát, những cơn co giật có chung đặc điểm lâm sàng, tiên lượng, nguyên nhân, có thể trẻ co giật do hội chứng động kinh.
Khi tiếp nhận trẻ bị co giật, nhằm khai thác thông tin để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi người nhà về:
Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng. Về lâm sàng, sẽ khám:
Về cận lâm sàng, trẻ sẽ được thực hiện xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét. Ngoại trừ trường hợp xác định trẻ bị co giật do sốt cao, các trường hợp khác cần cho trẻ thực hiện:
Dựa vào kết quả khám và kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân co giật ở trẻ em và có hướng xử lý bệnh phù hợp. Co giật có thể gây các biến chứng rất nguy hiểm như thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, khi trẻ bị co giật, ngay sau trẻ kết thúc cơn giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán co giật ở trẻ em và điều trị kịp thời.
Co giật có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu của co giật để sớm có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Nhi - Sơ sinh. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Trẻ nhỏ khi gặp những vấn đề sức khỏe thường khó diễn đạt bằng lời nói hoặc hành...
Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa kh...
Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Hiền - Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Khoa Khám bệnh & Nội kh...
Trẻ có bất thường về thở và đường thở thường có dấu hiệu khởi phát từ từ hoặc độ...
Sẹo hẹp hạ thanh môn là một bệnh lý thường gặp trong quá trình cấp cứu tai – mũi...
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh giun sán nhất, đặc biệt các loại giun móc, g...
Co giật ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng của nhiều bệnh, nhưng thường xảy ra kín...
Truyền dịch cho trẻ là phương pháp điều trị sốc cần được thực hiện ngay khi cấp...
Các phương pháp hồi sức cho trẻ sơ sinh cơ bản gồm giữ ấm, làm thông đường thở,...
Bài viết bởi Tiến sĩ Trần Trung Kiên - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ g...
Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế V...
Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Tâm - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế V...
Sốt co giật ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái...
Trạng thái động kinh là một loại động kinh diễn ra rất nghiêm trọng và mang tính...
Chẩn đoán phân biệt tình trạng li bì, hôn mê, co giật ở trẻ rất quan trọng có có...
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân k...
Bệnh HIV ở trẻ em đặc biệt là nhóm trẻ em có nguy cơ cao, sống trong gia đình có...
Tiền sản giật - sản giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau 20 tuần thai và đến tậ...
Viêm phổi là một trong những căn bệnh phổ biến hàng đầu ở trẻ em. Triệu chứng vi...
Sốt kéo dài là tình trạng sốt trên 38 độ trong nhiều tuần (ít nhất là 2 tuần), t...
Sốt co giật ở trẻ em là tình trạng có thể xảy ra khi trẻ sốt cao. Tùy vào cơn số...
Bệnh động kinh xuất hiện khi có sự bất thường ở não bộ làm kích thích nhóm tế bà...
Bài viết được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Hoàng Anh - Trưởng khoa Ngoại t...
Chẩn đoán viêm da cơ địa dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử mắc bệnh của g...
Co giật nửa mặt là tình trạng một nửa khuôn mặt của bạn bị biểu hiện. Nó thường...
Hôn mê ở trẻ em luôn là một tình trạng cấp cứu. Chính vì thế, chẩn đoán hôn mê ở...