Hỏi
Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi, chỉ số bình thường của men G6PD là bao nhiêu ạ? Con mình chỉ số xét nghiệm máu gót chân là 2.1 có mắc bệnh thiếu men G6PD không? Sắp tới cháu đi tiêm mũi lao (trong vòng 1 tháng đầu), việc tiêm này có ảnh hưởng gì đến việc xét nghiệm định lượng G6PD không ạ? Vì mình được bác sĩ tư vấn nên đi xét nghiệm định lượng lại men G6PD để có kết quả cụ thể hơn. Mong bác sĩ giải đáp, cảm ơn bác sĩ.
Phạm Tùng Linh (1992)
Trả lời
Chào bạn,
Với câu hỏi “Chỉ số xét nghiệm máu gót chân là 2.1 có mắc bệnh thiếu men G6PD không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Giá trị bình thường của xét nghiệm đo hoạt độ G6PD là 6.97-20.5 (U/g Hb). Nếu kết quả của con bạn có chỉ số theo đơn vị như trên là bé có thiếu men G6PD. Men G6PD của tế bào hồng cầu khiến cho tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. khi thiếu men này tế bào hồng dễ bị vỡ khi ăn phải đậu tằm hoặc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm các chất có tính oxi hóa cao như thuốc Aspirin... Tuy nhiên, người bị thiếu men G6PD vẫn có thể sống bình thường với điều kiện không sử dụng thức ăn, thực phẩm, thuốc có khả năng oxy hóa cao.
Tiêm vắc-xin phòng lao không ảnh hưởng gì đến kết quả xét nghiệm men G6PD. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh thiếu men G6PD, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Bác sĩ Hoàng Quỳnh Lan - Bác sĩ Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Có t...
Nhịp tim nhanh ở trẻ em là tình trạng tim trẻ đập nhanh bất thường. Đây là một t...
Trẻ mất tập trung sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin....
Hormone tăng chiều cao (HGH) được sản xuất bởi tuyến yên, có tác dụng thúc đẩy s...
Sự phát triển vận động của trẻ tăng lên theo độ tuổi, từ các kỹ năng vận động th...
Hiện nay, dù y học đã có nhiều tiến bộ trong xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoá...
Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Tá Sơn - Bác sĩ Y học bào thai - Khoa Y học...
Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Tá Sơn - Bác sĩ Y học bào thai - Khoa Y học...
Nấm miệng ở trẻ em thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh cho đến 1 tuổi và có thể...
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh...
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh...
Sụp mí ở trẻ sơ sinh và trẻ em chỉ tình trạng mí mắt trên thấp hơn bình thường,...