Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc do nhiễm trùng, dị ứng hoặc do kích ứng, khiến lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc bị viêm. Đau mắt đỏ có thể khỏi sau 7 - 10 ngày mà không để lại biến chứng.
Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là bệnh lý thường gặp ở mắt và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ phần lòng trắng (củng lợi) ở phía trong mi mắt và nhãn cầu. Lớp niêm mạc bị viêm khiến mắt có triệu chứng đỏ, ngứa, được gọi là viêm kết mạc (Đau mắt đỏ). Nhiều người thắc mắc “viêm giác mạc có phải đau mắt đỏ không?”, thực tế viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và viêm giác mạc là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Viêm kết mạc là bệnh lý nhẹ, có thể khỏi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày và ít khi gây biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân đau mắt đỏ bao gồm:
Đau mắt đỏ virus có thể lây lan trong cộng đồng, gia đình, trường học và bùng phát thành dịch nếu không được chẩn đoán và cách li kịp thời.
Đa số trường hợp bị đau mắt đỏ không gây tổn thương nhãn cầu cũng như ảnh hưởng đến thị lực, tuy nhiên vẫn còn một số ít biến chứng có thể xảy ra do không nhận biết bệnh kịp thời. Do đó bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu đôi mắt xuất hiện những triệu chứng đau mắt đỏ sau:
Thực tế rất khó để xác định đau mắt đỏ virus hay vi khuẩn. Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là nếu nguyên nhân do virus, dử mắt sẽ loãng hơn, nếu do vi khuẩn, dử mắt sẽ đặc hơn. Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng sẽ có cảm giác ngứa và chảy nước mắt thường xuyên.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, những người bị đau mắt đỏ rồi có thể bị lại sau vài tháng, thời gian nhiễm bệnh lại thường trên 2 tháng sau lần bị trước do được kháng thể của cơ thể bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Do đó, để bảo vệ bản thân khỏi bị đau mắt đỏ, bạn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, dùng riêng khăn, gối, chậu.., đặc biệt không dụi mắt bằng tay, không dùng chung đồ đạc với người bị đau mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% ngày 3 lần,
Bộ Y tế khuyến cáo để phòng ngừa dịch đau mắt đỏ bùng phát trong cộng đồng, người dân cần thực hiện những biện pháp sau:
Thông thường, đau mắt đỏ (viêm kết mạc) sẽ tiến triển lành tính. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện biến chứng nặng gây tổn thương giác mạc, khi đó việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó, trường hợp bệnh đau mắt đỏ không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
XEM THÊM:
Rung nhĩ cơn gây hồi hộp, loạn nhịp có thể kết thúc nhanh và tự hết mà không cần...
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe của...
Sảy thai là cú sốc tinh thần lớn đối với những người đang háo hức chuẩn bị làm m...
Đối với bệnh nhân rung nhĩ, xung động xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau trong...
Có nhiều loại thuốc ngăn chặn việc thai phụ chuyển dạ sinh non, nhưng kết quả kh...
Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp để trì hoãn việc sinh sớm giúp bé phát tri...