Chỉ định:
Viêm xương khớp giai đoạn đầu, Viêm mỏm lồi cầu (thường gặp ở khuỷu tay người chơi gôn và chơi tennis)
Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay)
Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối
Viêm cân gan chân
Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác
Chấn thương sụn chêm và dây chằng
Thoái hóa khớp
Chống chỉ định:
Nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.
Tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.
Thai nghén.
Thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).
Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp gối, nhiễm nấm... khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp gối.
Tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.
Ưu điểm:
So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%.
Cộng thêm quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý
Tác dụng rõ rệt trong việc giảm đau, cải thiện đau hiệu quả.
Kích thích tổng thương lành lại 1 cách tự nhiên, an toàn và không ảnh hưởng đến các chức năng sinh học.
Tăng tốc độ lành tính vết thương, giảm xơ hóa và hỗ trợ quay lại chơi thể thao dễ dàng hơn.
Cải thiện quá trình tái tạo dây chằng và tổng hợp collagen ngoại bào.
Tăng phản ứng của nguyên bào sợi và huyết quản.
Giảm tỷ lệ rách tái phát ( với trường hợp rách gân)
Giảm thiểu các tác dụng phụ do các phương pháp khác có thể gây ra khi sử dụng kéo dài: Ví dụ như tiêm corticosteroid có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa gân.
Quy trình điều chế PRP tại Vinmec được thực hiện với giám sát chặt chẽ trong labo đạt chuẩn quốc tế
Nhược điểm:
Tùy vào tình trạng lâm sàng của người bệnh và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 -3 lần.
Người bệnh có thể về nhà ngay và tái khám sau 3 – 4 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị
Hội chứng kích thích phó giao cảm (hiếm gặp): tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi- biểu hiện: choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn...
Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với PRP
Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch
Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.
Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm không steroid thì phải ngừng trong vòng 1 tuần trước điều trị tiêm PRP hoặc acid hyalorunic.
XEM THÊM:
Viêm điểm bám gân, hệ quả của thoái hóa khớp, sai khớp, chấn thương..., là nỗi đ...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương ch...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ...
Mặc dù tuổi tác là một yếu tố nguy cơ chính gây thoái hóa khớp gối, nhưng những...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa ngoại tổng...
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bện...
Bài viết bởi Bác sĩ CKI Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa...
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng cũng là bệnh lý thường gặp, đứng hàng thứ hai...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ...
Bài viết bởi Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa...