Các phương pháp điều trị xơ phổi ở trẻ sinh non trước đây chủ yếu là giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không chữa khỏi hoàn toàn. Ghép tế bào gốc xơ phổi ở trẻ sinh non được xem là bước đột phá trong điều trị chứng xơ phổi.
Bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổi bị tổn thương mô bên trong phổi khiến mô phổi dày lên, mất tính đàn hồi và cứng hơn, từ đó tạo thành sẹo khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Nguy cơ xơ phổi ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở các bé sinh non kèm theo nhiễm trùng phải thở máy kéo dài. Một số trẻ mắc xơ phổi ở mức độ nhẹ có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng viêm nhưng với đa số bệnh nhi tổ chức xơ vẫn tồn tại và tăng thêm. Nhiều trẻ phải thở máy liên tục, một số trẻ thoát được máy thở nhưng vẫn cần thở oxy liên tục để duy trì sự sống và tỷ lệ tử vong của chứng xơ phổi khá cao vì các biến chứng của tăng áp lực động mạch phổi hoặc viêm phổi.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non cần chăm sóc đặc biệt. Ước tính, 30-80% trẻ sinh non ở tuần 26-28 có nguy cơ tử vong trong 2 năm đầu tiên do xơ phổi, nhiễm trùng, tăng áp lực động mạch phổi. Nếu sinh non ở tuần 24-25, tỷ lệ này tăng lên 80-90%.
Sẹo phổi xảy ra trong xơ phổi không thể hồi phục và không có phương pháp điều trị hiện tại nào chứng minh được hiệu quả trong điều trị dứt điểm bệnh xơ phổi. Một số phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu để cải thiện triệu chứng tạm thời, làm chậm tiến triển của bệnh và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân như dùng thuốc, liệu pháp oxy, phục hồi chức năng phổi,...
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới công bố ghép tế bào gốc điều trị xơ phổi ở trẻ sinh non thành công. Từ năm 2017, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec time City đã áp dụng ghép tế bào gốc từ tủy xương trong điều trị xơ phổi cho 3 bệnh nhân và cả 3 đều đã được chữa khỏi. Đây cũng là những bệnh nhi đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bằng tế bào gốc được tạp chí “American journal of case reports” của Mỹ công bố. Sau khoảng 3 tuần đến 1 tháng thực hiện ghép tế bào gốc, bệnh nhi đã cai được thở oxy, có thể tự thở và tình trạng xơ phổi hết dần (khoảng 6 tháng).
Tuy nhiên, vì phương pháp ghép tế bào gốc được lấy từ tủy xương là phương pháp nhiều rủi ro, nên đến năm 2018 GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc - Công nghệ gen Vinmec cùng các đồng nghiệp đã sử dụng tế bào gốc từ dây rốn để ghép cho 4 bé bị bệnh và cả 4 bé đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe tương đối ổn định.
Ghép tế bào gốc mở ra một trang mới trong điều trị xơ phổi ở trẻ sơ sinh, có thể mang lại hiệu quả triệt để, nhờ khả năng ngăn chặn và làm giảm quá trình xơ hóa phổi, đồng thời biệt hóa thành phế nang mới nhằm cải thiện cấu trúc và chức năng phổi. Nhờ đó, trẻ có thể tự thở, không cần lệ thuộc máy thở.
Để đăng ký thăm khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Video đề xuất:
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Người gieo mầm cuộc sống từ nghiên cứu tế bào gốc
Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số bệnh hiểm nghèo....
Bài viết được viết bởi ThS. Nguyễn Văn Phòng, Tạ Văn Thành - Viện nghiên cứu Tế...
Bài viết được viết bởi Chuyên viên y tế Nguyễn Tiến Lung - Viện nghiên cứu Tế bà...
Theo thống kê, hiện nay tỉ lệ xuất hiện của trẻ tự kỷ được ghi nhận khác nhau gi...
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi GS, TS. Nguyễn Thanh Liêm, Đơn nguyên...
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi TS, BS. Nguyễn Thu Hương, Khoa Chẩn đo...