Thuốc Fleet Enema là thuốc dùng để điều trị bệnh táo bón không thường xuyên cũng như chuẩn bị làm sạch ruột cho bệnh nhân trước khi bước vào phẫu thuật. Tùy vào mục đích sử dụng và những đối tượng khác nhau mà chúng ta cần biết những cách sử dụng thuốc Fleet Enema khác nhau.
Fleet Enema là hỗn hợp thuốc gồm những hợp chất như Phosphoric Acid, Dibasic Natri Phosphat và nước dùng để điều trị các bệnh lý như táo bón không thường xuyên, làm sạch phân có trong ruột để chuẩn bị phẫu thuật cho bệnh nhân, hoặc có thể là để chuẩn bị soi đại tràng sigma, làm xét nghiệm trực tràng cho những bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa.
Tùy vào mục đích mà khi sử dụng Fleet Enema thì sẽ có những liều lượng khác nhau mà bác sĩ điều trị đưa ra, cụ thể như sau:
Nếu để là thuyên giảm những triệu chứng của táo bón không thường xuyên thì:
Nếu dùng Fleet Enema để làm sạch phân thì cần dùng 1 chai thuốc trước khi phẫu thuật từ 3 đến 5 giờ theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Dùng thuốc Fleet Enema để soi đại tràng sigma, bệnh nhân cần dùng 1 chai trước phẫu thuật, xét nghiệm từ 3 đến 5 giờ đồng hồ, cũng có khi sẽ phải tăng liều thuốc lên trong những trường hợp đặc biệt nhưng vẫn phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thuốc Fleet Enema không được khuyến cáo sử dụng kèm với những thuốc có chứa chất Natri Phosphat ở dạng dung dịch uống hoặc dạng viên uống vì những phản ứng tương tác thuốc có thể diễn ra trong trường hợp này. Cụ thể là tình trạng rối loạn điện giải, giảm thể tích máu có thể xảy ra nếu bệnh nhân không uống đủ nước, hoặc thậm chí là nôn, chán ăn... Khi dùng thuốc chung với các loại thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển Angiotensin, thuốc chống viêm không steroid... thì có thể gây nên hiện tượng nhiễm axit chuyển hóa, co giật, suy thận, thời gian QT kéo dài, nguy hiểm hơn có thể là suy đa tổ chức, loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim, cuối cùng là tử vong. Sử dụng kết hợp thuốc Fleet Enema và những thuốc có chứa thành phần Liti có thể làm giảm tác dụng của thuốc và giảm nồng độ của cả Liti.
Thuốc Fleet Enema hay còn gọi là thuốc thụt hậu môn là loại thuốc bơm hậu môn trị táo bón cho người lớn và trẻ em, có cách sử dụng cũng như các kỹ thuật sử dụng đặc biệt hơn những loại thuốc điều trị thông thường khác nên người sử dụng cũng cần lưu ý để phát huy được tối đa công dụng của thuốc. Có những vị trí dùng thuốc khác nhau như sau:
Người nằm nghiêng về phía bên trái, đầu gối quỳ xuống, 2 tay thả lỏng thoải mái.
Cơ thể ở tư thế quỳ, đầu cúi xuống thấp, đồng thời nhổm mông lên trên, mặt nghiêng sang bên phải, tay trái để cuộn lại đặt dưới vùng bụng.
Một số kỹ thuật khi dùng thuốc Fleet Enema đó là:
Thuốc Fleet Enema có một số chống chỉ định cần lưu ý đó là:
Một số lưu ý cần quan tâm khi sử dụng thuốc Fleet Enema là:
Thuốc Fleet Enema là thuốc thụt hậu môn dùng trong một số bệnh lý như táo bón hay làm sạch phân trong ruột. Thuốc Fleet Enema có những phương pháp dùng thuốc riêng biệt cũng như liều dùng nhất định mà nếu vượt quá mức đó thì sẽ gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm, vì vậy cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
Để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật mổ nội soi cắt ruột thừa tại Vinmec, quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc liên hệ đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
video đề xuất:
Tamiflu trị cúm A: Thận trọng khi sử dụng
Thông tin paracetamol gây độc tính trên gan đã không còn quá xa lạ hiện nay. Chí...
Thuốc kháng sinh và kháng viêm là những thuốc chủ yếu trong điều trị các bệnh lý...
Nhiễm khuẩn răng miệng thường xảy ra do sâu răng và vệ sinh răng miệng kém. Tuy...
Thuốc Fexofenadine là thuốc thuộc loại kháng Histamin thường được sử dụng để điề...
Mometasone là thuốc được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị một số bệnh lý nh...
Bài viết bởi Dược sĩ Nguyễn Huy Khiêm, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vin...
Thuốc Fleet Enema là thuốc dùng để điều trị bệnh táo bón không thường xuyên cũng...
Thuốc Enema là sản phẩm được lựa chọn sử dụng và có hiệu quả ở nhiều nước trên t...
Bút tiêm insulin là một phát minh quan trọng trong điều trị tiểu đường và ngày c...
Bài viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Cấp Cứu, điều trị ban...
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Bùi Thị Thanh Hà, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Q...
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Bùi Thị Thanh Hà, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Q...