Được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu - Khoa Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
Hội chứng bàn tay – chân hay còn gọi là hội chứng Palmar - Plantar Erythrodysesthesia là một tác dụng phụ, có thể xảy ra với một số loại thuốc hóa trị hoặc thuốc sinh học được sử dụng để điều trị bệnh ung thư. Ví dụ, Capecitabine (Xeloda®), 5-Flurouracil (5FU), doxorubicin truyền liên tục, doxorubicin liposomal (Doxil®) và Interleukin-2 liều cao.
Mặc dù chưa biết cơ chế sinh lý bệnh chính xác của hội chứng này, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng có thể liên quan đến việc “nghiền nát” các mao mạch sâu ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, có thể gây ra sự xâm nhập của thuốc vào cùng các mao mạch đó, dẫn đến các triệu chứng. Một báo cáo khác, bởi Lin et al mô tả một cơ chế khác, cho rằng hội chứng này là hậu quả của phản ứng viêm, có thể xảy ra do sự biểu hiện quá mức của COX-2. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng COX-2 được điều chỉnh theo quy trình hóa trị, có thể dẫn đến phản ứng viêm.
Do tình trạng này ảnh hưởng chủ yếu đến lòng bàn tay và lòng bàn chân, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng do sự tích tụ thuốc trong mồ hôi hoặc tuyến mồ hôi của tay và chân, gây ra đặc điểm tổn thương của độc tính này. Về mặt mô học, có thể thấy sự thay đổi của tế bào keratin và thoái hóa không bào của lớp đáy, với các vùng hoại tử rải rác. Cũng có thể quan sát thấy mạch máu giãn và phù. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định sinh lý bệnh hoàn chỉnh của tác dụng phụ trên da thường thấy này.
Đa số các nhà khoa học đều cho rằng khi đưa thuốc vào cơ thể người bệnh để hóa trị, một lượng nhỏ thuốc rò rỉ ra khỏi các mạch máu rất nhỏ gọi là mao mạch ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khi bàn tay và bàn chân của người bệnh tiếp xúc với nhiệt ( thí dụ ánh sáng mặt trời) cũng như ma sát ở lòng bàn tay và lòng bàn chân khiến làm tăng lượng thuốc trong mao mạch và tăng lượng rò rỉ thuốc. Sự rò rỉ thuốc này làm cho da lòng bàn tay và lòng bàn chân bị đỏ, đau. Các vết đỏ, còn được gọi là ban đỏ lòng bàn tay, trông giống như bị cháy nắng. Các vùng bị ảnh hưởng có thể trở nên khô và bong tróc, với cảm giác tê hoặc ngứa ran. Trong trường hợp nặng hơn, da có thể bắt đầu bong tróc và có thể bị phồng rộp hoặc lở loét. Hội chứng bàn tay – chân sẽ khiến người bị không thoải mái và có thể cản trở khả năng để thực hiện các hoạt động bình thường.
Phòng ngừa: Phòng ngừa là rất quan trọng trong việc cố gắng làm giảm sự phát triển của hội chứng bàn tay – chân. Phòng ngừa để ngăn ngừa hội chứng này giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nếu chúng xuất hiện
Hướng dẫn làm mát da:
Giảm đau:
Hội chứng bàn tay - chân được phân độ từ 1 đến 3, đôi khi việc hóa trị phải tạm ngừng nếu tác dụng phụ được xếp độ 3 hoặc bác sĩ phải điều chỉnh liều lượng thuốc.
XEM THÊM:
Được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu - Khoa Nội...
Được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu - Khoa Nội...
Được viết bởi Bác sĩ Phạm Hồng Thái - Chuyên khoa Thẩm mỹ - Trung tâm Thẩm mỹ -...
Được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu - Khoa Nội...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn...
Được viết bởi Bác sĩ Lương Võ Quang Đăng - Bác sĩ Nội Tim mạch - Trưởng khoa khá...