Viêm loét miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Vết loét tạo cảm giác đau rát, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nên khiến trẻ khó ăn uống, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng. Ban đêm trẻ thường khó ngủ và hay ngồi dậy khóc do đau miệng.
Viêm loét miệng ở trẻ em thường biểu hiện là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Vết loét có thể đơn độc hoặc xuất hiện thành từng đám thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị loét miệng và sốt. Nguyên nhân thường gặp nhất là:
Đặc biệt đối với trẻ em, nếu bé bị loét miệng và sốt thì cần lưu ý đến bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh lây lan qua đường phân - miệng thường biểu hiện bằng những vết loét trong niêm mạc miệng và có thể gây tử vong cho trẻ.
Nếu chỉ dựa vào vết loét miệng thì rất khó để phân biệt loét miệng do tay chân miệng hay do các nguyên nhân khác, vì vậy, cha mẹ cần cẩn thận và theo dõi sát sao nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng.
Điều quan trọng khi viêm loét miệng ở trẻ em là cha mẹ cần giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vì đau nên nhiều trẻ thường lười uống nước, không nuốt nước bọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú trong vùng miệng, họng phát triển, gây bội nhiễm. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy.
Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy.
Về chế độ ăn, cha mẹ nên sử dụng các thực phẩm để nguội, nấu loãng như cháo, súp, sữa... Đồng thời, tăng cường các loại nước quả giàu vitamin, đặc biệt là C để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu sức đề kháng kém, cơ thể có thể tái nhiễm lại nhiều lần, có trường hợp vừa đỡ mấy ngày đã sốt lại. Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế cơ thể bị mất nhiều nước.
Bệnh do virus gây ra nên thường tự khỏi sau 3-4 ngày, chỉ cần điều trị triệu chứng, giảm đau. Cha mẹ lưu ý chỉ dùng kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm. Việc tự ý dùng thuốc khiến bệnh không đỡ mà thậm chí nặng hơn vì trẻ có thể bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Trẻ đang biếng ăn vì đau, cộng thêm việc đi ngoài sẽ khiến trẻ càng mệt mỏi hơn.
Loét miệng cũng có thể xảy ra khi bé phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Trường hợp này, bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc.
Khi bé bị loét miệng và sốt cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Có bé chỉ hâm hấp sốt, nhưng nếu quá đau, cản trở ăn uống có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm đau theo đúng hướng dẫn, 4 - 6 tiếng/lần theo cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải uống oresol, trừ trường hợp nếu như trẻ đi ngoài và nôn trớ nhiều. Ngoài ra, việc truyền dịch cũng phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, khi bị sốt virus, điều quan trọng là cần được nghỉ ngơi, để cơ thể dồn sức thải virus ra ngoài. Vì thế, nếu trẻ vừa mới hạ sốt, cha mẹ không nên để con đi học, chạy nhảy tung tăng, nếu không bệnh sẽ lâu khỏi.
Để phòng bệnh viêm loét miệng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần:
Để đăng ký khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đến trực tiếp thăm khám tại bệnh viện.
Video đề xuất:
Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé
XEM THÊM
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em ch...
Trẻ sơ sinh có xu hướng có nhịp thở không đều xen kẽ giữa nhanh và chậm, thỉnh t...
Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên nếu tình trạng này trở nên...
Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Do vậ...
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là một bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm, và có thể...
Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là bệnh do nhiễm khuẩn nông thường gặp ở trẻ nhỏ. Loạ...
Sốt là một tình trạng thường gặp ở trẻ. Đối với những trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổ...
Viêm loét miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Vết loét tạo cảm giác đau rá...
HỏiChào bác sĩ! Con bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa kèm xuất huyết ra máu...
Hỏi: Chào bác sĩ ạ. Bác sĩ cho tôi hỏi, trẻ 4 tuổi bị ngạt mũi lúc nằm ngủ nhưng...
Khi bị sốt phát ban, trẻ thường có những thay đổi về trạng thái tinh thần rõ rệt...
Chảy máu chân răng là triệu chứng của một trong những bệnh như viêm nha chu, viê...