Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì? Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn | Bacsi247.org

Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì? Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn


  • 12:00 30/04/2023
  • Xếp hạng 4.82/5 với 30843 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS. Ngô Anh Tiến - Ngân hàng Sinh học, Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc quý giá, có ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo cho chính trẻ và người thân trong tương lai. Vì vậy việc lưu trữ máu cuống rốn được xem như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời, là lựa chọn thông minh, sáng suốt, phù hợp với tiến bộ của y học hiện đại.

1. Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì?

Sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời. Tính tới nay đã có trên 80 bệnh có thể chữa khỏi nhờ tế bào gốc từ máu cuống rốn, trong đó có nhiều bệnh lý của hệ tạo máu, rối loạn miễn dịch di truyền [1, 2, 3], cụ thể như:


  • Các bệnh ác tính về máu: Ung thư máu, đa u tủy xương, thalassemia.
  • Các bệnh tự miễn: Tiểu đường, lupus ban đỏ.
  • Các rối loạn chuyển hóa.
  • Bệnh liên quan tới hệ thần kinh: Tự kỷ, bại não.
  • Tái tạo mô bị tổn thương do xơ gan, bỏng.
  • Các bệnh về sụn khớp.

Ngoài ra, trong việc cấy ghép, tế bào gốc từ máu cuống rốn sẽ giảm nguy cơ bị đào thải mảnh ghép so với tế bào gốc lấy từ nguồn khác, yêu cầu về liều ghép tế bào từ máu cuống rốn cũng thấp hơn các nguồn khác.

Máu cuống rốn thu thập và xử lý dễ dàng mà hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, có thể lưu trữ được trong thời gian dài lên tới 25 năm và có thể xa hơn. Những ưu điểm này giúp cho việc sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong hỗ trợ và điều trị bệnh ngày càng trở nên phổ biến.

Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho ít nhất 3 đối tượng sau:

  • Chữa bệnh cho chính bản thân em bé trong suốt cuộc đời.
  • Chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,...) khi có chỉ số sinh học phù hợp.
  • Chữa bệnh cho cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.
Loạn sản phế quản ở trẻ sinh non
Máu cuống rốn có thể dùng để chữa bệnh cho chính bản thân em bé trong suốt cuộc đời

2. Nên lưu trữ máu cuống rốn ở đâu?

Trên thế giới hiện nay đã có trên 400 ngân hàng máu cuống rốn được thành lập tại 97 quốc gia. Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong số ít những cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép xây dựng ngân hàng máu cuống rốn.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - Ngân hàng Máu cuống rốn đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư hệ thống xử lý và lưu trữ tự động, đồng bộ, tiên tiến, và hiện đại bậc nhất thế giới. Các mẫu tế bào gốc từ máu cuống rốn đều được bảo quản trong điều kiện chuẩn tại nhiệt độ âm sâu, chất lượng mẫu được đánh giá dựa trên các khuyến cáo Quốc tế từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA- Food and Drug Administration)

Chi tiết các gói lưu trữ máu cuống rốn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec như sau:

  • Chi phí dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn bao gồm:
ảnh giá MCR 1
ảnh giá MCR 2


  • Phí thu thập, vận chuyển ngoại viện:

Hệ thống Y tế Vinmec đã liên kết với nhiều bệnh viện trên cả nước để có thể thu thập mẫu máu cuống rốn tại các bệnh viện ngoài hệ thống Vinmec.

Khách hàng khi có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn sinh tại các bệnh viện ngoài hệ thống Vinmec chỉ cần liên hệ, Vinmec sẽ có đội ngũ cán bộ nhân viên hỗ trợ tư vấn hướng dẫn cụ thể gia đình sản phụ các khâu chuẩn bị và sẵn sàng cho việc thu thập, lưu trữ máu cuống rốn.

Phí thu thập, vận chuyển ngoại viện máu cuống rốn
Phí thu thập, vận chuyển ngoại viện

Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn tại Vinmec:

  • An toàn tuyệt đối, tối đa thời gian lưu trữ

Các mẫu máu cuống rốn được xử lý bằng hệ thống phòng sạch vô khuẩn theo tiêu chuẩn GMP quốc tế và được lưu trữ bằng hệ thống tự động BioArchive hiện đại nhất thế giới, ở điều kiện nhiệt độ -196 độ C, bảo mật thông tin về mẫu được bảo mật, an toàn tuyệt đối, điều kiện lưu trữ và bảo quản tương đương với Ngân hàng Máu cuống rốn hàng đầu thế giới hiện nay.

  • Quy trình xử lý, lưu trữ toàn diện, và khép kín

Hoạt động của Ngân hàng MCR Vinmec được vận hành theo quy trình khép kín, hiện đại; có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng MCR và phòng mổ/phòng sinh nên việc thu thập mẫu được thực hiện chủ động, tránh các rủi ro trong quá trình thu thập được kiểm soát tối đa có thể.

Ngân hàng đang tiến tới đạt được chứng nhận tiêu chuẩn American Association of Blood Banks (AABB), là tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng mẫu máu cuống rốn sau khi xử lý, là sự đảm bảo cao nhất về chất lượng mẫu MCR sau xử lí.

  • Bảo mật tối đa với hệ thống an ninh công nghệ cao

Thông tin khách hàng, mẫu máu cuống rốn được đảm bảo an toàn tuyệt đối dưới sự kiểm soát của hệ thống an ninh hiện đại, chỉ người lưu mẫu hoặc người được ủy quyền bằng văn bản mới có quyền biết về tình trạng lưu trữ cũng như tình trạng sử dụng mẫu nếu có yêu cầu từ khách hàng.

  • Khả năng ứng dụng cao

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh nan y.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên hệ với Ngân hàng máu cuống rốn/Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ Gen Vinmec qua:

  • Hotline: 0936 246 199
  • Email: [email protected]
  • Liên hệ trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 458 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo


  1. Karen K. Ballen et al. Umbilical cord blood transplantation: the first 25 years and beyond. Blood. July 25, 2013 vol. 122 no. 4 491-498.
  2. Nationalcordbloodprogram.org
  3. https://parentsguidecordblood.org/en/diseases.

XEM THÊM:

Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì? Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn
Tác giả: Trương Văn Thành tổng hợp theo: vinmec.com
Tag: Tế bào gốc máu cuống rốn, Lưu trữ máu cuống rốn, Gói thu thập và xử lý máu cuống rốn, Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, Bảo hiểm sinh học, Máu cuống rốn, Ngân hàng máu cuống rốn, Công nghệ gen, Quy trình lưu trữ máu cuống rốn, Chi phí lưu trữ máu cuống rốn, Tế bào gốc,
 
Cùng chuyên mục
Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không?

Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS nội trú Phạm Thành Luân - Chuyên gia...

Phải làm sao nếu bị dị ứng bao cao su?

Phải làm sao nếu bị dị ứng bao cao su?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn...

Vì sao nên sàng lọc gen trước khi mang thai?

Vì sao nên sàng lọc gen trước khi mang thai?

Sàng lọc gen trước khi mang thai cho phép các cặp vợ chồng biết được thông tin v...

Đặc điểm tâm lý và các rối loạn do căn nguyên tâm lý ở trẻ nhỏ lứa tuổi bồng bế

Đặc điểm tâm lý và các rối loạn do căn nguyên tâm lý ở trẻ nhỏ lứa tuổi bồng bế

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Ma Văn Thấm - Bác sĩ Nội Nhi, Bệnh viện Đa khoa Qu...

Ý nghĩa chỉ số IgM/IgG trong xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết

Ý nghĩa chỉ số IgM/IgG trong xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Đa khoa, Đơn...

Dị ứng thức ăn ở trẻ: Những điều cần biết

Dị ứng thức ăn ở trẻ: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn...

 
Bài viết liên quan