Mụn hạt kê (milia) ở trẻ sơ sinh có đáng ngại? | Bacsi247.org

Mụn hạt kê (milia) ở trẻ sơ sinh có đáng ngại?


  • 18:00 10/06/2023
  • Xếp hạng 4.86/5 với 30810 phiếu bầu

Da em bé không được láng mịn rất có thể bé mắc mụn milia hay còn gọi là mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này thường khiến cha mẹ lo lắng không yên. Vậy mụn milia ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?

1. Bệnh mụn hạt kê – Milia là gì?

Gần 50% các bé sơ sinh xuất hiện sang thương da mang tên “mụn hạt kê”, thậm chí có bé còn nổi từ rất sớm, chỉ 1 đến 2 ngày sau sinh đã thấy những chấm trắng nhỏ li ti xuất hiện nhiều ở má, mũi, cằm. Đây là những nang chứa chất nhờn hay keratin to bằng đầu kim, màu trắng nhạt trên nền da hay niêm mạc bình thường. Bạn cũng có thể phát hiện hạt này ở nướu hoặc vòm họng của bé.

Theo định nghĩa, milia là những nang nhỏ chứa keratin có nguồn gốc từ cấu trúc biểu mô (nang lông, ống dẫn mồ hôi, ống tuyến bã).

2. Nhận diện mụn milia ở trẻ sơ sinh

Mụn milia
Các nốt mụn có thể nổi ở mọi vị trí, thường hay gặp nhất ở mặt, đặc biệt là mí mắt và má

Các nốt mụn có thể nổi ở mọi vị trí, thường hay gặp nhất ở mặt, đặc biệt là mí mắt và má. Trên lâm sàng, biểu hiện là các sẩn nhỏ < 3mm, màu trắng, rải rác hoặc tập trung thành đám trên da, sẩn màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, đôi khi mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán. Trẻ có thể ngứa nhiều, nguyên nhân do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi.

3. Phân loại mụn milia ở trẻ sơ sinh

Milia được chia thành 2 loại chính: Milia nguyên phátMilia thứ phát, mỗi loại được chia thành nhiều thể khác nhau. Milia gặp ở trẻ sơ sinh thường là milia nguyên phát, thể milia bẩm sinh: tỷ lệ 40% – 50% trẻ sơ sinh, tổn thương là các sẩn nhỏ, màu trắng rải rác hoặc tập trung thành đám ở quanh mũi, mặt, nửa trên thân mình. Milia có thể xuất hiện trong niêm mạc miệng được gọi là Epstein pearls hoặc trên vòm miệng (Bohn nodules).

4. Mụn milia ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Tắm cho trẻ
Mẹ cần rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng nước sạch, ấm

Thông thường ở trẻ nhỏ, do có sự ứ đọng của các chất bã hoặc do kích thích tố của mẹ còn lưu lại nên ở vùng trán, mũi, gò má, cằm của trẻ có những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da như hạt kê. Nếu bé không có triệu chứng ngứa hay quấy khóc gì thì gia đình có thể yên tâm, vài tháng sau lớp thượng bì cũ tróc đi, da mới được tân tạo thì da sẽ bình thường lại. Chỉ khi nào bé có triệu chứng ngứa, không ngủ được, không tăng cân mới phải điều trị.


Mẹ cần rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng nước sạch, ấm. Pha nước vừa đủ ấm, không dùng nước quá nóng làm hại da trẻ, gây phỏng rộp do da trẻ rất mỏng manh. Dùng khăn mềm lau cho trẻ. Khi tắm chỉ nên dùng xà phòng dành riêng cho trẻ. Không dùng các loại sữa tắm người lớn, không bôi bất cứ loại nước thơm, nước hoa nào làm trẻ bị dị ứng da. Không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé. Cần lưu ý giữ cho làn da bé luôn khô ráo và thoáng mát.

Quần áo trẻ phải được giặt kỹ bằng xà phòng ít chất tẩy, ngâm trong nước xả vải cho mềm. Chất liệu vải nên chọn loại cotton, hút mồ hôi và thoáng hơi. Giặt và phơi khô quần áo cho bé rồi cất vào tủ dành riêng cho bé. Quấn cho bé bằng tã vải cho thoáng, không mặc tã giấy làm bít hơi. Ngoài quần áo, chăn màn, khăn lau của bé cũng phải được quan tâm giặt giũ cẩn thận, không dùng đồ bị ẩm thấm nước tiểu.

Trong trường hợp bé có bất kỳ biểu hiện bất thường gì nên đưa bé đi khám để được xử trí thích hợp. Đừng thoa bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào vào những chấm trắng. Không cố gắng ép nặn hay lấy kim lể làm tổn thương và gây sẹo cho da bé. Đa số trẻ sẽ tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị.

XEM THÊM:

Mụn hạt kê (milia) ở trẻ sơ sinh có đáng ngại?
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn tổng hợp theo: vinmec.com
Tag: Nhi, Da liễu, Mụn hạt kê, Milia, Trẻ sơ sinh, Mụn li ti,
 
Cùng chuyên mục
Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Đại tiện ra phân sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Nế...

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh ở trẻ trong bao lâu?

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh ở trẻ trong bao lâu?

Chiếu đèn vàng da là một trong những biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện na...

Lưu ý khi truyền máu, chế phẩm máu cho trẻ sơ sinh

Lưu ý khi truyền máu, chế phẩm máu cho trẻ sơ sinh

Khi truyền máu cho trẻ sơ sinh, cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng để đảm...

Những thông tin cần biết về tiêm vắc xin bại liệt

Những thông tin cần biết về tiêm vắc xin bại liệt

Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh có thể dẫn đến tử vong...

Lưu ý các vấn đề sức khỏe ở trẻ khi mới đi học

Lưu ý các vấn đề sức khỏe ở trẻ khi mới đi học

Những ngày đầu đi học, trẻ thường gặp khá nhiều trở ngại do thay đổi trường lớp,...

Sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật

Sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật

Tính hiếu động và tò mò là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng điện g...

 
Bài viết liên quan