Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em. Đối với những trường hợp trẻ bị viêm ruột thừa mà chưa có biến chứng có thể tiến hành mổ, sau mổ sức khỏe của trẻ có thể phục hồi hoàn toàn bình thường.
Ngược lại, với những trường hợp viêm ruột thừa ở trẻ em đã có các biến chứng như vỡ, áp xe... thì vấn đề điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Viêm ruột thừa ở trẻ em thường xảy ra ở khoảng lứa tuổi từ 10-19 tuổi, nguyên nhân chủ yếu do ruột thừa bị tắc nghẽn hoặc do các nhiễm trùng khác trong ổ bụng lây nhiễm vào ruột thừa. Tuy nhiên viêm ruột thừa vẫn có thể xảy ra ở những trẻ từ 2-5 tuổi với biểu hiện của đau dạ dày, sốt, nôn mửa thường xuyên, ăn không ngon, chán ăn. Ở những trẻ viêm ruột thừa dưới 2 tuổi, do trẻ không thể mô tả cũng như xác định vị trí đau, các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu như thường xuyên quấy khóc, sốt, nôn, tiêu chảy.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp cho thấy có thể trẻ đang bị viêm ruột thừa:
Xét nghiệm máu, siêu âm, CT scan bụng có thể giúp chẩn đoán.
Nếu trẻ có những biểu hiện nghi ngờ viêm ruột thừa cấp thì tạm thời không cho trẻ ăn uống nhiều và đưa trẻ đến bác sĩ hay bệnh viện có chuyên khoa ngoại nhi để khám ngay và nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. Ruột thừa viêm rất khó chẩn đoán ở trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi. Đôi khi trẻ bị ruột thừa viêm muộn đã có biến chứng nhưng trước khi đến bệnh viện, một số phụ huynh lại có suy nghĩ cho trẻ ăn no để sau mổ dễ hồi phục, suy nghĩ như vậy là không đúng. Việc cho trẻ ăn trước khi mổ 6 tiếng có thể ảnh hưởng đến quá trình gây mê trong mổ và dễ dẫn đến tai biến trong gây mê có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Tùy từng tình trạng bệnh lý của trẻ, thông thường trẻ có thể ăn uống trở laị sau mổ 6 tiếng. Đầu tiên trẻ có thể uống tí nước đường, sau đó là thức ăn mềm. Sau mổ 24 tiếng, trẻ có thể ăn uống trở lại bình thường. Nên ăn uống những thức ăn mà trẻ đã quen trước đó. Trẻ có thể xuất viện sau 3 ngày.
XEM THÊM:
Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là bệnh do nhiễm khuẩn nông thường gặp ở trẻ nhỏ. Loạ...
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là một bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm, và có thể...
Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Do vậ...
Suy hô hấp sơ sinh là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp dẫn đến thiếu oxy và...
Sưng bìu là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tì...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệ...