Phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường để sớm phát hiện bệnh | Bacsi247.org

Phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường để sớm phát hiện bệnh


  • 18:00 31/03/2023
  • Xếp hạng 4.88/5 với 30851 phiếu bầu

Thời gian gần đây, dịch sốt xuất huyết đang vào mùa. Bệnh đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên nhiều người không biết phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường nên chủ quan hoặc tự ý điều trị, để lại biến chứng nặng nề.

1. Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết Dengue là ai?

Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy, không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân. Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Bệnh truyền từ người sang người chủ yếu là do muỗi đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng tất cả các tuýp virus khác. Vì vậy, về lý thuyết một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tới 4 lần.

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi. Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.

Trẻ bị sốt, quấy khóc sau ghép tế bào gốc điều trị bại não
Đối tượng dễ bị sốt xuất huyết không chỉ có trẻ em

2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm gì?

Chỉ có muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 loài gây bệnh chính là: Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi này có đặc điểm có sọc trắng trên cơ thể, nên chúng ta hay gọi là muỗi vằn. Muỗi Aedes thường sống xung quanh nhà, trú đậu tại chất liệu vải như rèm cửa, quần áo, gầm bàn. Muỗi thường để ở dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là nước mưa, nước máy. Chúng thường đốt vào lúc trời nhập nhoạng như sáng sớm, chiều tối.

Sốt xuất huyết
Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết

3. Phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường

Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn:


  • Trong 2-3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người... Lúc này triệu chứng sốt xuất huyết dengue giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, mức độ sốt cao hay thấp tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể mạnh hay yếu, nhiệt độ vượt quá 37.5 độ C là bị sốt, do đó một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể chỉ sốt nhẹ nên không để ý.
  • Từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Bệnh nhân bắt đầu lui sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau. Một số bệnh nhân bắt đầu có các chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt nhiều bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen...
  • Từ ngày thứ 7: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.

Đối với sốt phát ban, sốt siêu vi khác:

  • Bệnh nhân sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như: Ho, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban...

Có thể thấy, với các đặc điểm sốt cao kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban..dễ nhận ra hầu như sốt xuất huyết dengue rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt: các nốt nổi mẩn đỏ trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi thực hiện căng da. Nếu vết ban đỏ vẫn còn hoặc biến mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ.

Khám mắt
Nếu có nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu

Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết dengue sẽ thấy bạch cầu và tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên Test Dengue (+) dương tính. Còn đối với các loại sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết Test Dengue (-) âm tính.

Điều đáng lưu ý nhất là với sốt phát ban hoặc sốt do virus thông thường, khi lui sốt nghĩa là bệnh đã khỏi dần. Tuy nhiên với sốt xuất huyết dengue thì khi lui sốt là bắt đầu bước vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm, cần phải đến cơ sở y tế để khám, xét nghiệm theo dõi hàng ngày để phát hiện sớm những biến chứng và xử trí kịp thời.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường để sớm phát hiện bệnh
Tác giả: Ngô Duy Long tổng hợp theo: vinmec.com
Tag: Phòng ngừa sốt xuất huyết, Sốt xuất huyết, Virus Dengue, Biến chứng sốt xuất huyết, Triệu chứng sốt xuất huyếtSốt xuất huyết khi mang thai, Muỗi Aedes, Điều trị sốt xuất huyết, Nguyên nhân sốt xuất huyết, Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, Triệu chứng sốt xuất huyết,
 
Cùng chuyên mục
Đang mang thai bị sốt xuất huyết, phải làm sao?

Đang mang thai bị sốt xuất huyết, phải làm sao?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây biến chứng ảnh hưởng đế...

Lịch khám thai định kỳ đầy đủ trong suốt thai kỳ

Lịch khám thai định kỳ đầy đủ trong suốt thai kỳ

Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý...

Trường hợp nào có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ?

Trường hợp nào có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ?

Nếu những điều kiện thể chất cho phép, thai phụ hoàn toàn có thể sinh thường sau...

Sốt xuất huyết gây hạ tiểu cầu vào giai đoạn nào?

Sốt xuất huyết gây hạ tiểu cầu vào giai đoạn nào?

Khoảng tháng 6 hàng năm, khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa cũng là thờ...

Bổ sung sắt trong thai kỳ: Làm sao để không táo bón?

Bổ sung sắt trong thai kỳ: Làm sao để không táo bón?

Tác dụng phụ rất hay gặp khi uống sắt là bị táo bón. Vì tác dụng phụ này mà nhiề...

Vấn đề sức khỏe cho người đồng tính nam và nam có quan hệ tình dục đồng giới

Vấn đề sức khỏe cho người đồng tính nam và nam có quan hệ tình dục đồng giới

Hiểu được các vấn đề quan trọng đối với sức khỏe, từ bệnh lây truyền qua đường t...

 
Bài viết liên quan