Với sự ra đời của kháng sinh nền y học về điều trị các bệnh truyền nhiễm đã lật sang 1 trang mới, nhờ có kháng sinh hàng triệu người được cứu sống khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Vậy kháng sinh là gì? Cơ chế tác dụng của kháng sinh?
Alexander Fleming (1881 – 1955) là một bác sĩ, nhà sinh học và cũng là một dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học.
Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật hoặc có nguồn gốc tổng hợp, có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật khác.
Có nhiều cách để phân loại kháng sinh nhưng cách phân loại hay gặp là phân loại theo phổ tác dụng và theo cơ chế tác dụng của kháng sinh.
2.1 Phân loại theo phổ tác dụng
Do cơ chế đặc hiệu của từng loại kháng sinh mà mỗi nhóm chỉ tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định. Giới hạn này gọi là phổ kháng khuẩn của kháng sinh.
Việc sử dụng kháng sinh phổ rộng không hợp lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn thường trú ở cơ thể và gây ra nhiễm khuẩn (ví dụ nhiễm Clostridium difficile) sau khi dùng kháng sinh.
2.2 Phân loại theo cấu trúc hóa học
Nhóm Beta lactam: Gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng Beta lactam, được chia thành bốn nhóm:
Nhóm aminoglycosid (amikacin, tobramycin, gentamycin): Trong cấu trúc hóa học có chứa gốc đường (ose) và nhóm chức amino nên có tên là aminoglycosid. Đây là kháng sinh tác dụng trên vi khuẩn gram âm, và đồng vận trên gram dương (gentamycin).
Nhóm macrolid: Được phân lập từ Streptomyces. Các hoạt chất thường gặp là erythromycin, clarithromycin, azithromycin. Nhóm kháng sinh này có phổ trên gram âm, gram dương và vi khuẩn không điển hình.
Nhóm lincosamid: Nhóm này gồm có hai thuốc là lincomycin và clindamycin. Clindamycin có phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram dương và kỵ khí.
Nhóm Quinolon: Là kháng sinh tổng hợp hoàn toàn. Thế hệ 1 là acid nalidixic, các thế hệ sau được gắn thêm fluor vào vòng nên có tên là fluoroquinolon. Ví dụ: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin. Đấy là nhóm kháng sinh có tác dụng mạnh trên gram âm như Enterobacteriaceae, Haemophillus spp, Neisseria spp. Ngoài ra, ciprofloxacin và levofloxacin còn có phổ tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa.
Nhóm Glycopeptide (Vancomycin,Teicoplanin): đây là nhóm kháng sinh bán tổng hợp, có phổ tác dụng trên gram dương, bao gồm các chủng gram dương kháng thuốc. Khi sử dụng, các kháng sinh này cần được đo nồng độ trong máu để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm độc tính trên thận.
Các nhóm khác:
Nhóm các kháng sinh kháng vi khuẩn lao: rifampicin, isoniazid, pyrazinamide, ethambutol.
3.1 Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
Nhóm bêta lactam đi vào tế bào thông qua kênh porin ở màng ngoài của tế bào vi khuẩn và gắn với PBP (Penicillin Binding Protein), là một enzyme tham gia vào quá trình nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn.
Vi khuẩn gram dương không có lớp màng ngoài của tế bào, nên bêta-lactam tác động trực tiếp lên PBP. Nhóm Glycopeptide (Vancomycin) gắn với D-alanyl-D-alanine, từ đó ảnh hưởng lên quá trình tổng hợp peptidoglycan.
3.2 Gây ức chế màng bào tương
Màng bào tương có chức năng chính là thẩm thấu chọn lọc các chất. Khi kháng sinh gắn được lên màng làm thay đổi tính thấm chọn lọc của màng khiến cho các thành phần ion bên trong bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài đi vào, hậu quả là gây chết tế bào.
Ví dụ: Polymyxin B, colistin gắn vào màng tế bào của vi khuẩn gram âm.
3.3 Ức chế sinh tổng hợp Protein
3.4 Ức chế sinh tổng hợp Acid Nucleic
3.5 Ức chế sinh tổng hợp folate:
Như vậy, mỗi kháng có cơ chế khác nhau, tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Phối hợp kháng sinh cũng được dựa vào vị trí tác động nhằm gia tăng hiệu quả hiệp đồng của các kháng sinh.
Khi lựa chọn kháng sinh điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh dựa trên tình trạng nhiễm khuẩn, nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng, vị trí nguồn nhiễm khuẩn, phổ kháng khuẩn của kháng sinh và tính thấm của kháng sinh vào mô nhiễm khuẩn.
Để đặt câu hỏi về các vấn đề sức khỏe, mời các bạn cài đặt ứng dụng Sổ tay bác sĩ điện tử trên google play bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng sau: . Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn tư vấn và giải đáp các thắc mắc miễn phí. Chúc bạn cùng gia đình luôn có sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc.
XEM THÊM:
Ung thư vú di căn là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và không có phươn...
Thuốc Entecavir dùng để điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn và...
Khi bị các chứng ngạt mũi, sổ mũi, viêm mũi, khô mũi, nhiều bậc cha mẹ thường tự...
Thuốc điều trị tiểu đường là phương pháp hiệu quả để kiểm soát đường huyết cho n...
Trước khi thực hiện một số loại phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng một loại...
Cảm (hay cảm mạo) thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt khó tránh ở phụ nữ mang tha...