Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Rối loạn kinh nguyệt ở chị em là vấn đề thường gặp, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Vậy biểu hiện của nó là gì, nguyên nhân nào dẫn đến và bạn phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?
Một chu kỳ kinh nguyệt (một vòng kinh) được quy ước kéo dài từ ngày đầu thấy kinh của chu kỳ trước đến ngày đầu thấy kinh của chu kỳ sau. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dao động từ 22-35 ngày, nhưng phổ biến nhất là 28 đến 32 ngày.
Những vấn đề bất ổn về thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu kinh tiết ra trong chu kỳ nhiều hay ít đều được coi là rối loạn kinh nguyệt.
Các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trung niên hay giai đoạn tiền mãn kinh:
Ở phụ nữ, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng là hệ thống điều hành sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone, có tính quyết định đến sự cân bằng của chu kỳ kinh nguyệt. Sự suy giảm hoạt động của hệ trục dẫn đến sự trồi sụt của bộ 3 nội tiết tố nữ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Theo các chuyên gia, có thể kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ trục bao gồm: Quá trình lão hóa tự nhiên, dinh dưỡng thiếu cân bằng, mất ngủ, căng thẳng, thai nghén... Trong đó, tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu, khoa học đã chứng minh từ tuổi 30 hệ trục "vàng” của người phụ nữ đã bắt đầu suy yếu dần, dẫn đến hoạt động thiếu nhịp nhàng. Đó là lý do giải thích tại sao phụ nữ từ tuổi “băm”, tuổi giao mùa tiền mãn kinh thường bị rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:
Lối sống, sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe và cả kinh nguyệt của nữ giới. Chính vì thế, chị em nên điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi, nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: Trứng, sữa, gan, thịt bò... Đồng thời, chị em cũng cần tránh thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc, kết hợp với tập luyện thể thao khoảng 30 phút/ ngày để cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt.
Nếu bạn căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể dày hơn hoặc thưa hơn. Thậm chí kỳ kinh của bạn có thể ngừng hoàn toàn hoặc những cơn đau bụng kinh có thể trở nên tồi tệ hơn. Nguyên do là khi stress sẽ tác động lên tuyến thượng thận làm cơ thể tăng tiết hormone Cortisol, đây là loại hormone ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ. Sự rối loạn của các nội tiết tố chính là nguyên nhân của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Do đó, hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thoải mái.
Trong trường hợp giảm cân đột ngột hoặc thay đổi về chế độ ăn uống sinh hoạt, chị em có thể rơi vào tình trạng chậm kinh, thậm chí là mất kinh nguyệt. Nguyên nhân là do cơ thể sẽ không sản xuất đủ Estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt. Vì thế, dù giảm cân nhưng chị em vẫn cần theo đúng quy trình và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
Rất nhiều chất kích thích gây ảnh hưởng tiêu cực đối với chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ điển hình có thể kể đến là caffeine. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ (American Journal of Epidemiology), phụ nữ tiêu thụ caffeine có nhiều khả năng bị suy giảm kinh nguyệt. Nguyên do là caffeine làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, dẫn đến sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Chính vì thế, phụ nữ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích. Thay vào đó nên uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cũng như phòng tránh kinh nguyệt.
Hậu quả của rối loạn kinh nguyệt kéo dài là không nên xem thường. Khi hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng suy giảm hoạt động, bộ 3 nội tiết tố nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone sụt giảm thất thường khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến phái đẹp.
Để điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trung niên, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học. Khi thấy biểu hiện rối loạn kinh nguyệt kéo dài cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên môn để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cơ thể.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt tại Bệnh viện.
Dịch vụ khám phụ khoa tại Vinmec với những ưu điểm vượt trội.
Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Có rất nhiều điều phải suy nghĩ và lo lắng nếu bạn đang dự định có con. Một vấn...
Theo những nghiên cứu đánh giá thì nam giới mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy...
Thuốc nội tiết có thể được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt đối với phụ nữ thường...
Mỗi người đều có một kết cấu tinh dịch khác nhau. Thông qua tinh dịch, chúng ta...
Để có thể thụ thai thì số lượng và chất lượng vận động tinh trùng có thể là điều...
Độ đặc của tinh dịch ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi...
Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa k...
Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ ho...
Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp phải khi mang thai. Nhiều trường hợp tha...
Đau lưng khi mang thai là tình trạng gặp phải ở rất nhiều chị em phụ nữ với nhữn...
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh...
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ...
Phụ nữ sau sinh kinh nguyệt sẽ bị thay đổi. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khi...
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra thường xuyên ở cả hai giới, nữ gặp nhi...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCK II Nguyễn Thị Hương Linh - Bác sĩ S...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đình Hùng - Bác...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII Nguyễn Thu Hoài - Khoa Sản phụ khoa,...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII Nguyễn Thị Minh Tuyết - Trưởng Khoa S...
Nhiều người sau khi sinh con thường bị rối loạn kinh nguyệt và cảm thấy lo lắng....
Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là hiện tượng phụ khoa rất thường gặp. Vậy tại...
Giấc ngủ của phụ nữ thay đổi theo thời gian cùng với sự lão hóa, đặc biệt trong...
Sau khi điều trị hút thai, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xuất hiện, là nỗi lo...
Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc, thường...
Hỏi: Xin hỏi bác sỹ: Trước đây kinh nguyệt của tôi đều hàng tháng (chu kỳ ngắn 2...
Bài viết được viết bởi Tiến sĩ Đàm Thị Minh Phương - Chuyên viên Y tế - Tế bào g...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Huỳnh An Thiên - Bác sĩ Nội thần kin...