Trẻ 48 tuần tuổi đã có thể bắt đầu biết đi, vì vậy hãy đảm bảo rằng trẻ luôn được ở trong một môi trường thật sự an toàn để phát triển. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn chăm sóc trẻ để bảo vệ an toàn cho trẻ và không nên để trẻ một mình mà không có ai quan sát.
Ở độ tuổi này cân nặng, chiều cao của trẻ đạt trung bình 9 kg và cao 75 cm.
Ở tuần thứ 48, trẻ đã tự tin để chập chửng bước đi xung quanh nhà, biết cách bám vào đồ đạc để được hỗ trợ và những bước đi tự chủ đầu tiên của trẻ sẽ không còn lâu nữa (nếu trẻ chưa đi được).
Bộ não của trẻ cũng đang phát triển nhanh chóng tại thời điểm hiện tại. Một số trẻ đã có thể tự làm nhiều thứ, như tự đánh răng tuy có thể chưa hoàn toàn sạch triệt để. Mẹ hãy kiểm tra lại mỗi lần sau khi trẻ đánh răng xong (ví dụ mép còn bọt kem đánh răng, hay bàn chải chưa tráng sạch, cốc còn chưa rửa lại... trẻ sẽ quan sát và tự rút ra kinh nghiệm ở những lần sau).
Dưới đây là một số cột mốc quan trọng của trẻ 48 tuần tuổi mà bạn có thể theo dõi:
Với độ tuổi này đây là thời gian thích hợp cho các trẻ làm quen với sách.Việc ba mẹ đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe qua đọc sách sẽ giúp con tăng vốn từ, giúp cuộc hội thoại của con trở nên phong phú hơn. Đồng thời, ba mẹ có thể chỉnh âm cho con bằng việc đọc rõ và thể hiện khẩu hình miệng đối với các âm hoặc phụ âm khó.
Lúc trẻ 6 tháng tuổi nên bắt đầu tập ăn dặm. Với các trẻ tập ăn dặm, số lượng trong bữa ăn dặm sẽ phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng sữa hàng ngày cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú 3-4 lần/ngày kết hợp với 1 -2 bữa cháo bột/ngày và sau đó có thể tăng dần số bữa khi trẻ được gần 1 tuổi.
Để cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm, trước tiên mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm bằng bột, mỗi ngày một chén bột khuấy lỏng cho ruột trẻ thích nghi và tiêu hóa được tinh bột. Sau đó cho trẻ dần dần làm quen với bột ăn dặm từ dạng lỏng đến dạng đặc hơn. Hãy đảm bảo mỗi phần ăn của trẻ phải chứa đầy đủ 4 nhóm thức ăn sau:
Ở độ tuổi này bạn có thể dạy trẻ ăn bằng thìa, vì ở giai đoạn này, các kỹ năng vận động của trẻ ngày càng được phát triển, cho phép trẻ hướng tay vào đĩa hoặc hộp đựng thức ăn, cầm từng miếng thức ăn nhỏ và đưa lên miệng. Để tránh việc trẻ ném đồ vật, bạn nên sử dụng những đĩa, thìa và cốc có thể dính vào khay hoặc sử dụng thìa nhựa. Nên sử dụng các loại bát đĩa rộng hoặc phẳng sẽ giúp trẻ lấy thức ăn tốt hơn các loại bát cao.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.
Nguồn tham khảo: parents.com, mamanatural.com, parenting.firstcry.com
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Khi trẻ bắt đầu bước sang 27 tháng tuổi, thì bố mẹ cần lập một kế hoạch nuôi dưỡ...
Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ...
Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ...
Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, do virus gây ra. Bệnh thường gặp...
Giao mùa chính là thời điểm dễ bùng phát các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh...
Nhiều người thường bị nhầm lẫn bệnh cúm với bệnh cảm và cho rằng bệnh cúm là bện...