Tác dụng phụ và tương tác của thuốc trị tiểu đường | Bacsi247.org

Tác dụng phụ và tương tác của thuốc trị tiểu đường


  • 15:20 30/06/2023
  • Xếp hạng 4.93/5 với 30865 phiếu bầu

Thuốc điều trị tiểu đường là phương pháp hiệu quả để kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Nhưng đôi khi các thuốc này có tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường hoặc tương tác với các loại thuốc khác đang dùng cùng gây tăng cường tác dụng phụ hoặc làm cho thuốc điều trị tiểu đường kém hiệu quả hoặc hiệu quả quá đà.

1. Nhóm thuốc Biguanides

Thành phần nhóm

Nhóm thuốc này bao gồm Metformin (Glucophage, Glucophage XR, Glumetza, Fortamet, Riomet). Metformin thường là loại thuốc đầu tiên mà các bác sĩ kê cho người bệnh để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Nhóm thuốc này có tác dụng cắt giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện cách cơ thể sử dụng insulin và làm giảm lượng đường mà gan tạo ra.

Tác dụng phụ

Bạn có thể bị buồn nôn, đầy hơi, đầy hơi, tiêu chảy, thiếu vitamin B12 và đau dạ dày. Những vấn đề này thường biến mất trong một vài tuần do cơ thể của bạn đã quen với thuốc. Trong một số ít trường hợp, metformin có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan lactic do cơ thể có nhiều axit lactic bị tích tụ. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cảm thấy cơ thể yếu đuối bất thường, mệt mỏi hoặc buồn ngủ
  • Khó thở
  • Đau cơ không bình thường
  • Đột ngột đau dạ dày kèm nôn ói

Khó thở


Người bệnh cảm thấy khó thở sau dùng thuốc

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tác động đến một số loại enzyme mà metformin sử dụng để hoạt động. Do đó, Bác sĩ sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu hoặc điều chỉnh liều metformin nếu bạn sử dụng một số loại thuốc như Amiloride, Cephalexin, Cimetidine. Thuốc kháng cholinergic, như dicyclomine và oxybutynin có thể làm tăng lượng metformin mà cơ thể bạn hấp thụ dẫn đến đường huyết thấp.

2. Nhóm Sulfonylureas

Thành phần nhóm

Nhóm thuốc này bao gồm: Glipizide, glimepride, glyburide. Những loại thuốc này làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giúp tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này là gây hạ đường huyết nên người bệnh sẽ có các triệu chứng như run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt và lú lẫn.

Lượng đường trong máu quá thấp có thể đe dọa tính mạng. Do đó, để phòng tình trạng này, người bệnh cần ăn uống hợp lý và không bỏ bữa. Các tác dụng phụ khác gồm tăng cân, nước tiểu sẫm màu và đau dạ dày.

Tương tác thuốc


Có khoảng 100 loại thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của sulfonylureas. Một số có thể làm cho chúng hoạt động quá mạnh dẫn đến hạ đường huyết quá nhiều hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, bác sĩ cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để điều chỉnh liều lượng thuốc sulfonylurea.

Nhóm Sulfonylureas

Nhóm Sulfonylureas

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của sulfonylureas bao gồm:

  • Thuốc chống nấm Azole, bao gồm fluconazole và ketoconazole
  • Một số loại thuốc kháng sinh, như chloramphenicol
  • Thuốc hạ cholesterol, như gemfibrozil, clofibrate
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc chẹn H2

Thuốc trị bệnh gút, như probenecid và sulfinpyrazone

3. Nhóm Thiazolidinediones (TZDs)

Thành phần nhóm

Nhóm thuốc này bao gồm Pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia). Những loại thuốc này hoạt động bằng cách cải thiện độ nhạy cảm của các mô với insulin.

Tác dụng phụ

Do cách thức hoạt động của nhóm thuốc này nên khiến người bệnh tích nước và dẫn tới phù, tăng cân và tăng mức cholesterol xấu LDL. Nhóm thuốc này cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng, như gây gãy xương và suy tim cũng như tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở phụ nữ.

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc ngăn chặn enzyme trong quá trình tác dụng của thuốc TZDs. Bác sĩ có thể muốn kê loại thuốc khác nếu bạn đang dùng một trong những loại thuốc như: Fluvoxamine, Gemfibrozil, Ketoconazole. Các loại thuốc khác, khi kết hợp với TZDs, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim như NSAID, Sulfonylureas và Nitrat.

Ketoconazole


Ketoconazole dạng kem bôi

4. Nhóm thuốc ức chế DPP-4

Thành phần nhóm

Nhóm thuốc này bao gồm alogliptin, linagliptin, saxagliptin, Siagliptin. Những loại thuốc này giúp tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn sau bữa ăn.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng nhóm thuốc này bạn có thể bị đau họng, nghẹt mũi, đau dạ dày và tiêu chảy. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của nhóm thuốc này gồm nguy cơ bị suy gan tụy cấp, suy tim nặng và đau khớp.

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng chất ức chế DPP-4 được hấp thụ trong cơ thể. Do đó, bác sĩ cần theo dõi lượng đường trong máu của bạn thường xuyên và theo dõi các tác dụng phụ tiềm ẩn nếu bạn dùng chung nhóm thuốc thuốc ức chế DPP-4 với các loại thuốc Atazanavir và ritonavir, Clarithromycin và rifampin, Diltiazem.

Thuốc linagliptin

Thuốc linagliptin

5. Nhóm thuốc ức chế SGLT2

Thành phần nhóm

Nhóm thuốc này bao gồm Canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin, ertugliflozin. Nhóm thuốc này hoạt động trong thận và ức chế quá trình tái hấp thu glucose, dẫn đến glucose được bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn, từ đó giúp hạ glucose máu.

Tác dụng phụ

Những loại thuốc này làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm và gây hạ đường huyết quá nhiều. Những nhóm thuốc này lại có tác dụng giảm nguy cơ phải nhập viện do suy tim ở người tiểu đường và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.

Tương tác thuốc

Các chất ức chế SGLT2 không tương tác với nhiều loại thuốc. Một số ít trong đó như Rifampin có thể làm cho nhóm thuốc kém hiệu quả.

Canagliflozin

Thuốc Canagliflozin

6. Liệu pháp Insulin

Thành phần nhóm

Nhóm này bao gồm Insulin glulisine, insulin lispro, insulin aspart, insulin glargine, insulin detemir, insulin isophane. Nếu các loại thuốc trên chưa đủ để kiểm soát bệnh tiểu đường thì người bệnh sẽ cần điều trị bằng insulin bằng cách tiêm insulin.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này là gây hạ đường huyết. Một số tác dụng phụ khác như đau đầu, phát ban, chóng mặt, lo âu, ho và khô miệng. Một số triệu chứng này có thể biến mất khi cơ thể bạn đã quen với thuốc.

Các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân tiểu đường khi dùng insulin

Tiêm insulin điều trị bệnh

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc tác động đến cách thức hoạt động của insulin trong cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu trở nên quá thấp hoặc cao. Do đó, bác sĩ sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu, điều chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc nếu bạn sử dụng insulin với một số loại thuốc như:

  • Axit salicylic
  • Một số thuốc chống trầm cảm
  • Một số loại kháng sinh, như isoniazid và sulfonamide
  • Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
  • Một số loại thuốc giảm cholesterol như fibrate và niacin
  • Corticosteroid
  • Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai gây tương tác với insulin

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, drugs.com

Để đặt câu hỏi về các vấn đề sức khỏe, mời các bạn cài đặt ứng dụng Sổ tay bác sĩ điện tử trên google play bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng sau: Google Play Store. Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn tư vấn và giải đáp các thắc mắc miễn phí. Chúc bạn cùng gia đình luôn có sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc.

XEM THÊM:

Tác dụng phụ và tương tác của thuốc trị tiểu đường
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh tổng hợp theo: vinmec.com
Tag: Tiểu đường, Tiêm insulin, Thiazolidinediones, Sulfonylureas, Thuốc Biguanides, Cholesterone HDL, Thuốc trị tiểu đường,
 
Cùng chuyên mục
Phân loại và cơ chế tác dụng của kháng sinh

Phân loại và cơ chế tác dụng của kháng sinh

Với sự ra đời của kháng sinh nền y học về điều trị các bệnh truyền nhiễm đã lật...

Vai trò của Fulvestrant trong điều trị ung thư vú di căn

Vai trò của Fulvestrant trong điều trị ung thư vú di căn

Ung thư vú di căn là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm và không có phươn...

Thuốc điều trị viêm gan B Entecavir: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Thuốc điều trị viêm gan B Entecavir: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Thuốc Entecavir dùng để điều trị nhiễm virus viêm gan B mạn tính ở người lớn và...

Thành phần của thuốc mê (an thần)

Thành phần của thuốc mê (an thần)

Trước khi thực hiện một số loại phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng một loại...

Lưu ý khi dùng thuốc cảm xuyên hương cho bà bầu

Lưu ý khi dùng thuốc cảm xuyên hương cho bà bầu

Cảm (hay cảm mạo) thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt khó tránh ở phụ nữ mang tha...

Đặc điểm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)?

Đặc điểm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)?

Không phải ai cũng biết thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) mang lạ...

 
Bài viết liên quan