Mỗi người đều có một kết cấu tinh dịch khác nhau. Thông qua tinh dịch, chúng ta có thể phát hiện được những vấn đề về sức khỏe của nam giới, từ đó sớm có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc giữ cho tinh dịch luôn khoẻ mạnh cũng là một điều vô cùng quan trọng, vì có thể làm tăng khả năng thụ thai thành công của người phụ nữ.
Thực tế, mỗi nam giới đều có kết cấu tinh dịch khá khác biệt nhau. Điều này là do tính sinh học độc đáo ở mỗi một cá thể, nó có thể quyết định phần lớn đến màu sắc, mùi vị cũng như kết cấu của tinh dịch.
Sự thay đổi trong kết cấu của tinh dịch có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
Lối sống trên có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tinh trùng và kết cấu tự nhiên của tinh dịch. Thậm chí, những thói quen tiêu cực trong sinh hoạt hàng ngày ở nam giới cũng có thể khiến cho tổng mức testosterone trong cơ thể bị giảm xuống.
Để nhận biết liệu tinh dịch của mình có khoẻ mạnh hay không, bạn có thể quan sát một số đặc điểm của tinh dịch sau đây:
Nếu tinh dịch của bạn có được hầu hết những đặc điểm cơ bản trên thì bạn không cần phải quá lo lắng về kết cấu đặc của tinh dịch.
Kết cấu tinh dịch đặc thường do có một số lượng lớn các tinh trùng có hình dạng bất thường hoặc lượng tinh trùng cao hơn so với mức bình thường trong cơ thể của nam giới.
Cơ hội mang thai của phụ nữ sẽ tăng lên nếu nồng độ tinh trùng ở nam giới ở mức cao. Ngoài ra, kết cấu tinh dịch đặc cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Nó có thể giúp cho khả năng mang thai tăng lên do tinh dịch đặc thường ít có nguy cơ bị chảy ra ngoài âm đạo hơn so với tinh dịch loãng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự xuất tinh có thể gây ra một số tác động đáng kể đến kết cấu của tinh dịch ở nam giới.
Kết cấu của tinh dịch sau khi xuất tinh sẽ từ trạng thái đặc ấm, sau đó trở nên loãng và nguội dần khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong khoảng vài phút. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến độ đặc của tinh dịch là việc xuất tinh thường xuyên. Điều này có thể làm giảm số lượng tinh dịch cũng như tinh trùng sau mỗi lần xuất tinh ở nam giới.
Nếu kết cấu tinh dịch của bạn đột nhiên bị thay đổi sang trạng thái khác so với bình thường, chẳng hạn như đặc và vón cục hơn thì điều này có thể bắt nguồn từ một số nguyên do sau đây:
Phần lớn tinh dịch trong cơ thể nam giới được cấu thành từ nước. Do đó, khi thiếu hụt đi một lượng lớn chất lỏng trong cơ thể, tinh dịch sẽ bị biến đổi sang kết cấu đặc hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng mất nước cũng có thể làm mất đi sự cân bằng pH trong cơ thể, trong đó 7.4 là mức pH bình thường của một người. Khi độ pH không được duy trì ở mức này một cách thường xuyên, có thể làm biến đổi kết cấu vốn có của tinh dịch, khiến chúng bị đặc quánh, hơn nữa còn gây ra một số hệ luỵ xấu tới các chức năng khác của cơ thể.
Để biết được cơ thể có các dấu hiệu của mất nước hay không, bạn có thể quan sát một số triệu chứng sau đây:
Trong tinh dịch có chứa một số hormone có khả năng bảo vệ tinh trùng khi đi qua âm đạo của người phụ nữ, đồng thời nó cũng bao gồm cả nội tiết tố testosterone. Bên cạnh đó, sự cân bằng của hormone trong cơ thể cũng liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tuổi tác và thói quen tập thể dục của một người.
Sự mất cân bằng hormone không chỉ kéo theo nhiều hệ lụy về sức khoẻ, đặc biệt ở nam giới, nó có thể gây biến đổi kết cấu tinh dịch hoặc trở nên bất thường về hình dạng. Dưới đây là những biểu hiện chính của tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể, bao gồm:
Kết cấu tinh dịch trở nên đặc quánh có thể xảy ra do một số bệnh nhiễm trùng ở đường sinh dục, nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Thực tế, sự nhiễm trùng có thể làm gia tăng số lượng của các tế bào bạch cầu, tuy nhiên lại làm giảm số lượng tinh dịch được sản xuất, cũng như nồng độ tinh trùng trong tinh dịch và hình dạng của chúng.
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường sinh dục có thể khiến cho các tinh trùng bị tấn công bởi các tế bào bạch cầu. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong độ đặc của tinh dịch. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, sự lây nhiễm do vi khuẩn còn góp phần dẫn đến tình trạng kết dính tinh trùng. Đây cũng là lý do vì sao tinh dịch của bạn lại bị đặc hơn thông thường.
Khi cơ thể bị nhiễm trùng, bạn sẽ có các triệu chứng đáng chú ý sau:
Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu đau đớn, mệt mỏi hay khó chịu nào, kèm theo triệu chứng đặc quánh tinh dịch, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu nguyên nhân làm thay đổi kết cấu tinh dịch là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp. Mặt khác, nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường khác ngoài tình trạng tinh dịch đặc, nhất là sốt cao trên 38 độ C, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, những triệu chứng đáng chú ý khác cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, chẳng hạn như tiết dịch bất thường, sưng tấy tinh hoàn hoặc đau khi đi tiểu, cũng cần được điều trị sớm vì đây có thể là những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).
Số lượng tinh trùng có mối liên hệ mật thiết tới khả năng thụ thai của bạn và bạn tình. Do đó, để làm tăng cơ hội tinh trùng gặp và làm tổ trong trứng của người phụ nữ thì phải cần đến một lượng tinh trùng “hùng hậu” của nam giới.
Thông thường, trong mỗi mililit (ml) tinh dịch sẽ có khoảng 40 – 300 triệu tinh trùng. Số lượng tinh trùng trong cơ thể nam giới sẽ được coi là thấp nếu chỉ có khoảng từ 10 – 20 triệu tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch. Tuy nhiên, 20 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch vẫn đủ để một người phụ nữ có thể thụ thai thành công nếu tinh trùng khỏe mạnh.
Để cải thiện được sức khoẻ tinh trùng, đồng thời làm tăng tỷ lệ thụ thai thành công, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Về cơ bản, kết cấu tinh dịch thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp tình trùng hay bộ phận sinh dục của nam giới có những dấu hiệu bất thường, bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và có những tư vấn kịp thời.
Chuyên khoa Nam khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, có chức năng và nhiệm vụ chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Việc thăm khám tại bệnh viện luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và đã điều trị khỏi cho rất nhiều trường hợp mắc các bệnh lý về viêm túi tinh, viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu...
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: www.healthline.com
Để có thể thụ thai thì số lượng và chất lượng vận động tinh trùng có thể là điều...
Độ đặc của tinh dịch ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi...
Quá trình nuôi phôi nang là một quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu có những phôi c...
Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, ngườ...
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quốc Bản - Khoa Sản...
Cơ thể người đàn ông liên tục tạo ra tinh trùng, tuy nhiên sự tái tạo này không...
Thuốc nội tiết có thể được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt đối với phụ nữ thường...
Theo những nghiên cứu đánh giá thì nam giới mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy...
Có rất nhiều điều phải suy nghĩ và lo lắng nếu bạn đang dự định có con. Một vấn...
Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa k...
Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa k...
Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ ho...
Nóng trong người, một cảm giác khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và bạn muốn tìm cá...
Tiêm phòng cúm là việc làm cần thiết giúp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và an to...
Da nhăn nheo là một phần tự nhiên của lão hoá. Mặc dù di truyền chủ yếu xác định...
Các thành phần chất gây nghiện khác nhau mất khoảng thời gian khác nhau để ngấm...
Đỏ mắt là một trong những bất thường khiến người bệnh tìm đến các cơ sở y tế. Cá...
Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thị Thùy Nhung và ThS. BS Trần Thị Vượng - Kh...
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều loại thuốc khác nhau, có loại được sử dụng đư...
Không chỉ ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mà ngay cả những người bình thườ...
Hỏi:Dạ chào bác sĩ. Con em là bé trai, sinh tháng 11/2019, cách đây 3 ngày ở tin...
Dịch kính và thủy tinh thể là hai phần cấu tạo của nhãn cầu hoàn toàn khác nhau,...
Hạnh phúc của một mối quan hệ giữa nam và nữ bao gồm nhiều yếu tố về cá nhân lẫn...
Độ đặc của tinh dịch ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi...
Hỏi: Chào bác sĩ, Cháu 18 tuổi và vừa thi xong kì thi THPT Quốc gia. Trước đây h...
Dịch bạch hầu đang bùng phát trở lại tại một số tỉnh thành ở Tây Nguyên nước ta....