Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 12 đến 18 tháng - Mới nhất 2023 | Bacsi247.org

Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 12 đến 18 tháng


  • 18:00 20/05/2023
  • Xếp hạng 4.96/5 với 30442 phiếu bầu

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và thể chất. Do đó, đối với trẻ 12 đến 18 tháng tuổi, để trẻ ngủ ngon và duy trì tốt sức khỏe, bạn cần sắp xếp và thực hiện giờ ngủ và các hoạt động vui chơi theo đúng thời gian biểu.

1. Thói quen ngủ của trẻ 12 đến 18 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng ngủ bao lâu? Trẻ cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, 11 giờ vào buổi đêm và 3 giờ còn lại ở dạng ngủ trưa với 2 giấc ngủ ngắn.

Khi trẻ được 18 tháng tuổi, gia đình có thể thay đổi thói quen ngủ của trẻ sang một giấc ngủ ngắn kéo dài từ 90 phút đến 3 giờ vào buổi chiều. Hình thức ngủ này có thể duy trì cho đến khi trẻ được 4 - 5 tuổi.

Việc thay đổi thói quen ngủ từ hai giấc ngủ ngắn sang một giấc ngủ ngắn có thể gặp khó khăn. Gia đình nên bắt đầu bằng cách cho trẻ ngủ xen kẽ một lần ngủ trưa và hai lần ngủ trưa, tùy thuộc vào thời lượng ngủ vào đêm trước đó. Ngoài ra, vào hôm ngủ 1 giấc buổi trưa, nên cho trẻ ngủ trưa sớm hơn mọi ngày sẽ giúp tăng hiệu quả.


thời gian ủ bệnh corona
Trẻ 12 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày

2. Cách thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 12 đến 18 tháng

Trẻ từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi rất dễ chống đối với việc đi ngủ. Do đó, để giúp trẻ ngủ ngon, các bậc cha mẹ cần tuân thủ những phương pháp sau:

2.1. Luôn cho trẻ ngủ đúng giờ vào ban đêm

Thói quen ngủ đều đặn giúp trẻ thoải mái vào cuối ngày và sẵn sàng cho giấc ngủ. Nếu trẻ muốn chạy nhảy để giảm bớt năng lượng dư thừa, hãy để trẻ thực hiện. Sau đó cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng hơn, tắm và kể chuyện trước khi đi ngủ.

Duy trì thói quen ngủ của trẻ ngay cả khi bạn vắng nhà. Trẻ mới biết đi thích sự nhất quán về giấc ngủ và các hoạt động thể chất.

2.2. Tuân thủ lịch trình hàng ngày, kể cả giờ ngủ trưa

Thiết lập và tuân thủ thời gian ngủ trưa như một phần của thời gian biểu hàng ngày cho trẻ. Nếu trẻ ngủ trưa, ăn, chơi và chuẩn bị đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, trẻ sẽ dễ ngủ hơn.

2.3. Đảm bảo trẻ có thể tự đi vào giấc ngủ

Việc để trẻ tự ngủ mỗi đêm rất quan trọng. Bạn nên cân nhắc việc tránh thực hiện các hành động can thiệp khi trẻ tỉnh giấc vào ban đêm như hát ru, đung đưa trẻ.

rèn trẻ tự ngủ ngon cả đêm
Cha mẹ nên để bé tự đi vào giấc ngủ và tránh can thiệp khi trẻ thức đêm

3. Trẻ 12 - 18 tháng tuổi không muốn đi ngủ là do đâu?

Khi được 12 - 18 tháng, trẻ đang trong giai đoạn tập đi. Việc hào hứng với kỹ năng mới này và muốn luyện tập thường xuyên, có thể làm trẻ không muốn đi ngủ.


Nếu trẻ không chịu đi ngủ, bạn nên để trẻ trong cũi trong vài phút để lấy lại bình tĩnh. Nếu không, bạn có thể xem xét sử dụng một số biện pháp khác.

Đưa trẻ vào phòng, tắt đèn và đừng đứng lại quá lâu. Hoặc nếu lo lắng, bạn có thể đứng ngoài cửa, đi vào khi trẻ gọi rồi đi ra nhanh, mỗi lần vào lại đứng càng xa trẻ cho đến khi trẻ ngủ.

Nếu trẻ thức giấc và không thể đi ngủ trở lại, bạn nên vào kiểm tra hoặc an ủi trẻ. Nếu trẻ khóc đòi bạn ở lại, hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ ban đêm là để ngủ.

4. Khi nào cần khám bác sĩ?

Khó ngủ thường gặp ở trẻ em, và đôi khi bạn chỉ cần kiên nhẫn chờ trẻ tự ngủ. Nhưng nếu trẻ có các biểu hiện khó ngủ và buồn ngủ vào ban ngày, khó thở hoặc ngáy to, bạn nên đưa trẻ đi khám để loại trừ các vấn đề sức khỏe như chứng ngưng thở khi ngủ.

Trẻ khó ngủ
Khó ngủ là tình trạng thường gặp ở trẻ em giai đoạn 12-18 tháng

Thiết lập thói quen lành mạnh cho trẻ ngủ là điều rất quan trọng, vì giấc ngủ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp trong bài viết trên để hình thành đồng hồ sinh học cho trẻ.

Nếu gặp khó khăn trong việc chăm sóc, xây dựng chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ khoa học thì bạn có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ, các bệnh về da liễu....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.


Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 12 đến 18 tháng
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn tổng hợp theo: vinmec.com
Tag: Nhi, Trẻ sơ sinh, Giấc ngủ trưa, Giấc ngủ trẻ sơ sinh, Hội chứng ngưng thở khi ngủ, Hình thành thói quen ngủ cho trẻ,
 
Cùng chuyên mục
Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 18 đến 24 tháng

Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ 18 đến 24 tháng

Trẻ 18 đến 24 tháng tuổi đang trong giai đoạn học hỏi quan trọng. Trẻ có thể nhá...

Làm sao để giúp các cặp song sinh ngủ cùng một lúc?

Làm sao để giúp các cặp song sinh ngủ cùng một lúc?

Sinh đôi thường gắn liền với nhiều sự rắc rối, nhưng cũng có không ít niềm vui v...

Trẻ bị lùn: Phải làm sao?

Trẻ bị lùn: Phải làm sao?

Tầm vóc thấp là thuật ngữ mà các bác sĩ sử dụng cho một đứa trẻ bị lùn (có chiều...

Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Không khí lạnh khô ngoài trời và hệ thống sưởi trong nhà có thể lấy đi độ ẩm tự...

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Bệnh hắc lào là bệnh lây truyền nhiễm trùng da do nấm gây ra. Hắc lào có thể ngứ...

Dạy trẻ tương tác với người lạ

Dạy trẻ tương tác với người lạ

Hiện nay, những tin tức về những đứa trẻ bị bắt cóc xuất hiện ngày càng nhiều và...

 
Bài viết liên quan