Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên Trang - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Hiện tượng cứng cổ là triệu chứng thường gặp tuy nhiên dễ bị bỏ qua, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng đau cứng cổ không quay đầu được, có thể tiến triển thành mạn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Đau cứng cổ hay đau cổ là tình trạng sức khỏe phổ biến mà hầu như mọi người đều mắc một lần trong cuộc sống. Có rất nhiều lý do như chấn thương trong thể thao, các hoạt động thể chất, yêu cầu liên quan đến công việc, dẫn đến cơ cổ căng thẳng. Một số tình trạng sức khỏe cũng là nguyên nhân phổ biến của đau cổ. Đau cứng cổ hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau cứng cổ không quay đầu được bao gồm:
Bất cứ hoạt động nào khiến cho cổ luôn trong tư thế không thoải mái trong thời gian dài có thể khiến cơ ở vùng cổ bị mỏi và co thắt. Ví dụ như: nghiêng đầu để giữ điện thoại khi nghe điện thoại, ngủ sai tư thế, ngủ kê gối quá cao hoặc không kê gối, mang vác vật nặng một bên vai hoặc cúi nhìn màn hình vi tính quá lâu, do tính chất nghề nghiệp như: lái xe, sơn trần.
Một nguyên nhân cũng trở nên khá phổ biến gần đây, đặc biệt là giới trẻ là việc dành quá nhiều thời gian nhìn xuống màn hình điện thoại.
Cột sống cổ là bộ khung bao gồm rất nhiều các thành phần cấu thành như: Xương đốt sống, các khớp, các rễ thần kinh và hệ thống cơ. Tủy sống cũng chạy dọc trong các đốt sống cổ. Theo thời gian, khi một hoặc vài bộ phận của cột sống cổ bị thoái hóa hoặc bị tổn thương, sẽ gây nên triệu chứng cứng cổ kèm theo đau và xuất hiện các vấn đề thần kinh khác. Những bệnh lý thường gặp ở đốt sống cổ bao gồm:
Hẹp ống sống cổ có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải các bệnh lý: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, gai đôi đốt sống, chấn thương cột sống hoặc có khối u trong cột sống, viêm khớp cột sống khiến cho diện khớp ở giữa các đốt sống cổ có thể phình ra và chèn ép vào các rễ thần kinh, thậm chí là chèn ép cả vào tủy sống. Các triệu chứng bệnh lý của hẹp ống sống cổ bao gồm: Đau mỏi vùng vai gáy (hội chứng vai gáy), cứng cổ, đau hoặc tê bì dọc cánh tay rồi đến bàn ngón tay, thậm chí là yếu cả tứ chi, gặp khó khăn trong đi lại, bàn tay dần dần mất cảm giác và các động tác tinh tế nếu tủy sống bị chèn ép.
Tương tự, một hay một vài đĩa đệm đốt sống có thể thoái hóa hoặc theo thời gian bị thoát vị, từ đó kích thích đến các rễ thần kinh gây ra triệu chứng cứng cổ, thậm chí là đau lan ra vai, rồi xuống cánh tay và bàn tay.
Khi gặp phải bất cứ tình trạng nào nêu trên đều cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ có đầy đủ chuyên môn về cột sống. Kể cả khi các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, vẫn không nên được chủ quan, cần điều trị vì có biện pháp điều trị sớm, đúng cách có thể ngăn ngừa được các bệnh lý ở cột sống, nếu không sẽ trở nên trầm trọng theo thời gian.
Đau cứng cổ do nhiễm trùng (ví dụ như: trong bệnh não mô cầu, viêm màng não..) hiếm gặp hơn so với các trường hợp khác kể trên. Tuy nhiên đây lại là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bị sốt, đau đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng hay tiếng động, hay bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào khác mà có triệu chứng đi kèm với cứng cổ, hãy đến khám bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các thăm dò cận lâm sàng, sớm tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, bệnh cúm hoặc căng thẳng có thể gây ra đau cổ.
Những triệu chứng phổ biến của đau cứng cổ bao gồm:
Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên do tính phổ biến của nó, khi thấy có dấu hiệu như cơn đau trầm trọng hơn hoặc đau dai dẳng trong nhiều ngày mà không đỡ, đau lan xuống cánh tay hoặc chân, kèm với đó là nhức đầu, yếu, tê bì như kim châm, giảm hoặc mất cảm giác hay có những dấu hiệu bất thường khác cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời...
Tình trạng đau cứng cổ xảy ra rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như:
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách thu thập những thông tin từ việc hỏi tiền sử bệnh và thực hiện khám. Để kiểm tra rõ ràng, và chính xác cần làm thêm những xét nghiệm khác như:
Hầu hết các bệnh nhân có đau cổ mức độ từ nhẹ cho tới trung bình đều đáp ứng tốt với biện pháp tự chăm sóc cá nhân trong vòng hai hoặc ba tuần. Nếu vẫn còn đau cổ, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị y tế khác như tiêm Steroid, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ hay sử dụng vật lý trị liệu, kích thích thần kinh điện xuyên qua da, liệu pháp kéo xen kẽ với căng cứng bất động tạm thời cột sống cổ bằng nẹp cổ mềm hỗ trợ và thậm chí có thể phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt hợp lý có thể kiểm soát và phòng ngừa chứng đau cứng cổ như:
Nếu thấy có hiện tượng đau cứng cổ không quay đầu được nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh, tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Sơn - Khoa Khám bệnh & Nộ...
Thoát vị đĩa đệm còn có tên gọi khác là trượt đĩa đệm, là bệnh lý phổ biến hình...
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam hiện nay. M...
Thoái hóa cột sống ở cổ là cả quá trình tiến triển theo tuổi tác, bệnh nhân cần...
Tổn thương sụn chêm thường gặp ở các vận động viên và cũng có thể xảy ra ở mọi n...
Gãy xương hở là tình trạng gãy xương kèm theo tổn thương ở phần mềm, vết thương...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Tha...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thanh Bình -...
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Hòa - Bác sĩ Chấn thương...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Hòa - Bác sĩ Chấn thương c...
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ra rất nhiều khó chịu và đau đớn, tuy nhiên, nếu...
Con người dễ gặp phải các chấn thương ở vai khi thực hiện các hoạt động liên qua...
Bệnh thần kinh quay là bệnh lý tổn thương dây thần kinh quay gây ra do nhiều ngu...
Khi mắc phải bệnh Haglund thì người bệnh sẽ có biểu hiện bị đau phía sau gót châ...
Các loại ung thư khu vực đầu và cổ thường bắt đầu trong các tế bào vảy, trên bề...
Đau nhói tim là triệu chứng không chỉ thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành mà còn...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản phụ khoa, B...
Dị dạng động mạch não là những bất thường bẩm sinh mạch máu trong não. Tình trạn...
Vô niệu hoặc khó tiểu xảy ra khi thận không sản xuất nước tiểu. Ban đầu, bạn có...
Ngón tay cò súng là hiện tượng ngón tay của bé cử động không trơn tru hoặc bị “k...
Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng...
Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị bệnh lý porphyrin, điều đó có nghĩa là bạn đã...
U tuyến độc của tuyến giáp hay bệnh Plummer là một loại bướu cổ đa nốt hoạt động...
Ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều biểu hiện điển hình như buồn ngủ...
Không phải mọi phụ nữ bị nhiễm HPV sinh dục đều dẫn tới ung thư cổ tử cung nhưng...
Bệnh lý viêm bao gân gấp ngón tay thường gặp ở chi trên hơn chi dưới. Bệnh tuy k...