Trào ngược dạ dày được phân thành nhiều 5 cấp độ là 0, A, B, C, D. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, đặc biệt là trào ngược dạ dày độ A giúp việc điều trị bệnh thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn, giảm nguy cơ biến chứng.
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày, dịch mật trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu tình trạng trào ngược xảy ra trên 2 lần/tuần thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày là: Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn ói, đau vùng thượng vị, đau tức ngực, đắng miệng, khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ, ho kéo dài, viêm họng kéo dài,...
Bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 5 cấp độ là:
Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn mới khởi phát, niêm mạc thực quản có dấu hiệu bị tổn thương nhưng mức độ trợt loét và viêm vẫn nhẹ. Khi nội soi, hình ảnh cho thấy vết trợt ở niêm mạc thực quản có chiều dài chưa tới 5mm.
Bệnh nhân có các biểu hiện sau:
Khi gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện và điều trị bệnh sớm, hiệu quả.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cấp độ A không quá đáng lo vì lúc này tình trạng viêm chỉ ở mức độ nhẹ, nếu phát hiện kịp thời thì việc điều trị khỏi hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân chủ quan, không nghiêm túc trong quá trình điều trị thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Đến khi bệnh biểu hiện ở cấp độ nặng thì việc trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng của bệnh:
Ở cấp độ A, việc điều trị nội khoa hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày nghiêm túc chữa trị. Việc điều trị bệnh có thể bao gồm cả Đông y và Tây y, nhưng chủ yếu là Tây y, kết hợp với các biện pháp chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Mục đích của việc sử dụng thuốc Tây là ức chế các phản ứng viêm và kích thích dạ dày giảm tiết axit. Các nhóm thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân gồm:
Việc sử dụng loại thuốc nào với thời gian và liều lượng cụ thể sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc, liều lượng hoặc thời gian sử dụng vì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí gây ra một số tác dụng phụ khó lường.
Ngoài ra, các loại thuốc sử dụng có thể tiềm ẩn nguy cơ xảy ra phản ứng không mong muốn nên khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần chủ động báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Bệnh trào ngược dạ dày độ A không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không được chủ quan vì ở giai đoạn này thực quản đã bắt đầu xuất hiện các tổn thương. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám, tuân thủ đúng phác đồ điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Viêm đại tràng có th...
Bục miệng nối là tình trạng biến chứng nguy hiểm, mang tính chất cấp tính và thư...
Hậu môn nhân tạo bị chảy máu hoặc hậu môn nhân tạo bị tắc là một trong những biế...
Bia rượu thường được liệt kê là một chất gây kích thích cho các vấn đề tại dạ dà...
Khai thác tiền sử bệnh gan khi khám sức khỏe tổng quát là một thành phần quan tr...
Khác với nang tụy, nang giả tụy là một túi phản ứng hình thành nhằm khu trú dịch...
Trào ngược dạ dày được phân thành nhiều 5 cấp độ là 0, A, B, C, D. Phát hiện bện...
Trào ngược dịch mật, dạ dày là tình trạng dịch mật trào từ tá tràng lên dạ dày,...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khá...
Trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng nôn thức ăn hoặc sữa sau khi vừa được ăn h...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thúy Oan...
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dị...