Tôm là một trong những hải sản tốt cho sức khỏe con người, giá trị dinh dưỡng của tôm khá dồi dào, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Có thể nói, tôm là thực phẩm hoàn hảo cần bổ sung vào dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, “có nên cho trẻ ăn tôm hay không?” lại là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh.
Tôm rất giàu canxi, chứa protein cao hơn so với các loại thịt gia cầm. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc “có nên cho trẻ ăn tôm không?” hay “ăn tôm có tốt cho bé không?”. Thực tế, tôm không chỉ dễ hấp thu mà còn chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. Các giá trị dinh dưỡng của tôm bao gồm:
Cho bé ăn tôm để hỗ trợ cơ thể phát triển tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý về số lượng cũng như sức khỏe,... phù hợp theo tháng tuổi của bé để đảm bảo an toàn.
Từ 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm thêm một số loại thực phẩm khác ngoài sữa như bột, cháo, rau, củ quả,....Hải sản nói chung và tôm nói riêng thường chứa nhiều đạm, nên nó thường hay gây dị ứng thực phẩm ở trẻ. Vì vậy, với thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được tôm thì câu trả lời là nên cho bé ăn tôm từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất.
Khi cho bé ăn tôm cần lưu ý cho ăn từ từ ít một để bé dần thích nghi. Tùy theo tháng tuổi mà lượng tôm mỗi bữa sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với trẻ em, khẩu phần ăn hải sản nói chung và tôm nói riêng thường được xây dựng trên cơ sở về nhu cầu hấp thụ chất dinh dưỡng tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của bé.
Khi cho bé ăn tôm, phụ huynh cần chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho bé. Cách chế biến tôm:
Sơ chế tôm đúng cách:
Dù chế biến tôm bằng cách nào thì trước tiên cần ngâm tôm trong nước lạnh hoặc nước muối để rửa sạch. Sau đó kéo phần chân tôm và dùng ngón tay cái để tách phần vỏ tôm ra khỏi thịt. Loại bỏ phần đầu, đuôi tôm và loại bỏ cả phần chỉ màu đen chạy dọc theo lưng tôm bằng cách dùng dao nhỏ chẻ lưng tôm để lộ phần chỉ đen, rồi rút ra. Sau khi đã sơ chế xong thì rửa sạch lại tôm và để ráo nước.
Chế biến tôm đúng cách cho bé:
Phụ huynh có thể nấu tôm theo nhiều cách khác nhau, các cách tốt nhất thường được khuyến nghị là luộc, hấp, nướng hoặc xào cho bé ăn. Đối với những bé chưa thể nhai được thì nên xay nhuyễn tôm rồi nấu chung với bột hoặc cháo.
Khi chế biến tôm cần phải đảm bảo nấu tôm chín hoàn toàn. Dấu hiệu cho thấy tôm chín hoàn toàn là khi chúng cuộn tròn gần giống chữ "C", từ màu xám chuyển sang màu hồng cam.
Bảo quản tôm đúng cách:
Trường hợp phụ huynh không thể mua được tôm tươi còn sống thì có thể dùng loại tôm đông đá được bày bán tại các siêu thị. Tuy nhiên, khi mua tôm đông đá tại siêu thị thì cần lưu ý là phải chế biến tôm càng sớm càng tốt.
Bởi theo các chuyên gia thực phẩm khuyến cáo không nên trữ đông tôm thêm lần nữa sau khi đã rã đông trước đó. Vì độ dai mềm và hương vị của tôm đông đá sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều so với tôm còn tươi sống.
Tôm rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé, tuy nhiên, khi cho bé ăn tôm, các bậc phụ huynh cần lưu ý không nên cho bé ăn hải sản cùng lúc với trái cây, bởi sau khi ăn tôm mà ăn trái cây thì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể bé. Đồng thời, lượng tannin trong trái cây khi kết hợp với protein sẽ tạo thành canxi không hòa tan, từ đó kích thích đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn. Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý thêm một số điều sau đây:
Nhìn chung, tôm là một loại thực phẩm lành mạnh cần đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Giá trị dinh dưỡng có trong tôm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bé vì nó chứa nguồn vitamin, khoáng chất và protein. Mặc dù trong tôm chứa cholesterol cao, nhưng không tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, do đó ăn tôm không tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ nếu ăn ở mức độ vừa phải.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nhịn uống nước có thể đem lại một số lợi ích cho sức kh...
Vitamin A được xem như một trong ba loại vi chất dinh dưỡng thường dễ bị thiếu h...
Hàu cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Do đó, nếu bé đã đủ 7 thán...
Nghệ được biết đến rộng rãi như một loại gia vị, sử dụng nhiều trong các món ăn...
Trong suốt quá trình tiêu hóa, thông thường các chất dinh dưỡng có từ thức ăn sẽ...
Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên...
"Làm thế nào để giảm cân trên khuôn mặt của bạn?" là một trong những câu hỏi đượ...
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về những lợi ích chưa được chứng minh củ...
Trong những năm gần đây, chế độ ăn giàu protein là một trong những chế độ ăn phổ...
Protein rất cần thiết để cho cơ thể có một sức khỏe tốt. Cơ thể cần Protein để t...
Khi trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần tìm hiểu để biết chính...
Sử dụng đồ uống có đường quá mức sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là cá...
Tôm là một trong những hải sản tốt cho sức khỏe con người, giá trị dinh dưỡng củ...
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau khoảng t...
Các bậc phụ huynh được khuyên nên cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy n...
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi đ...
Ở thời điểm trẻ 8 tháng, ban đêm sẽ ngủ liên tục khoảng 11 giờ và thời gian ban...
Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thùy Dung - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế...
HỏiEm chào bác sĩ ạ. Bé nhà em được 7 tháng tuổi rồi ạ, khi bé được 5 tháng rưỡi...
Khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn cháo, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu lo lắng, băn...
HỏiChào bác sĩ. Con trai tôi được 5 tháng tuổi, cháu bắt đầu ăn dặm được 3 ngày...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Bác sĩ sơ...
Ở giai đoạn từ 7 - 8 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu quen dần với các chế độ ăn dặm t...
Trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh nhận được hầu hết các vitamin và khoáng chất cần th...
Thức ăn cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi sẽ đa dạng hơn bên cạnh sữa mẹ. Vậy thức...
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc kéo dài liên tục trong vài năm. Đây cũng l...