Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Dị dạng mạch máu não gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh, co giật.
Dị dạng mạch máu não là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Mạch máu não tại khu vực não bộ thường được chia thành nhiều nhánh nhỏ và khi đến một điểm nhất định, các mạch máu sẽ phân nhánh thành nhiều mạch nhỏ gọi là mao mạch. Mao mạch có đường kính bằng một tế bào máu, khoảng một phần năm kích thước sợi tóc con người. Bình thường con người có rất nhiều mao mạch, dòng chảy và áp suất bên trong mao mạch rất thấp.
Do sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch nên máu lưu thông qua mạch máu dị dạng với áp suất cao và nhanh. Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh, co giật.
Dị dạng mạch máu não là một căn bệnh bẩm sinh, phát triển từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của thai kỳ khiến động mạch thông nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua mạng lưới mao mạch trung gian, vì vậy đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà ít có triệu chứng gì.
Dị dạng mạch máu não thường được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi từ 10 - 40.
Một dị dạng mạch máu não có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi nó bị vỡ, dẫn đến xuất huyết não. Có khoảng một nửa số người bị dị dạng mạch máu não đều có dấu hiệu đầu tiên là xuất huyết.
Tuy nhiên, một số người có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng dị dạng mạch máu não khác ngoài xuất huyết như:
Số khác có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào vị trí của dị dạng mạch máu não, bao gồm:
Tuy nhiên, khi đến tuổi trung niên, dị dạng mạch máu não có xu hướng duy trì ổn định và ít gây ra các triệu chứng.
Một số phụ nữ mang thai có thể có các triệu chứng xấu đi do thay đổi lượng máu và huyết áp.
Bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị tốt nhất cho bạn và điều này sẽ được xác định bởi kích thước của dị dạng và vị trí của nó. Có 3 phương pháp điều trị gồm:
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống dài, mỏng vào động mạch chân và luồn qua các mạch máu đến não dưới sự chỉ dẫn của hình ảnh X quang. Ống thông được đặt ở một trong các động mạch nuôi dưỡng đến mạch máu bị dị dạng và tiêm chất làm thuyên tắc, như các hạt nhỏ, chất giống như keo, microcoils hoặc các vật liệu khác, để chặn động mạch và giảm lưu lượng máu vào mạch máu bị dị dạng. Gây tắc nội mạch ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Nó có thể được thực hiện một mình, nhưng thường được sử dụng trước các phương pháp điều trị phẫu thuật khác để làm cho thủ thuật an toàn hơn bằng cách giảm kích thước của mạch máu bị dị dạng hoặc giảm khả năng chảy máu.
Những dị dạng lớn hơn và cấu trúc phức tạp thường được điều trị phối hợp các phương pháp. Với các trường hợp này, các bác sĩ thường nút mạch trước để làm giảm bớt kích thước dị dạng, sau đó phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật tia xạ.
Tùy tình trạng toàn thân và tổn thương của mỗi bệnh nhân, phương pháp và kế hoạch điều trị sẽ được lựa chọn một cách phù hợp nhất.
Cách này còn được gọi là phẫu thuật bức xạ hoặc xạ phẫu. Một chùm tia X hẹp tập trung vào dị tật sao cho liều cao nhắm vào dị tật động tĩnh mạch não và phần còn lại của não chịu liều thấp hơn nhiều. Bức xạ này làm cho dị dạng mạch não não co và đóng lại trong khoảng thời gian 2-3 năm ở 80% bệnh nhân. Nguy cơ biến chứng của thủ thuật này thấp. Cho đến khi dị dạng mạch máu não được đóng hoàn toàn thì nguy cơ chảy máu vẫn còn.
Đây là phương pháp lâu đời nhất để điều trị dị dạng mạch máu não. Dị tật được cắt bỏ trong phòng phẫu thuật bằng cách gây mê toàn thân. Mở hộp sọ, kẹp và cắt các mạch máu dị dạng. Thường áp dụng khi khối dị dạng vỡ gây máu tụ nội sọ hoặc khối dị dạng lớn gây dấu hiệu thần kinh khu trú. Những rủi ro của phẫu thuật thường cao đối với dị dạng mạch máu não nằm ở phần sâu trong não có các chức năng quan trọng.
Bên cạnh đó có một lựa chọn khác là không làm gì cả và chỉ theo dõi bệnh. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi nếu họ cảm thấy việc điều trị không an toàn hoặc phát hiện bệnh khi bạn đã lớn tuổi.
Tiến sĩ - Bác sĩ Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng khoa Khám bệnh và Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: “Bệnh dị dạng động tĩnh mạch não là bệnh rất nguy hiểm, khi vỡ gây tử vong rất cao và thường gặp sau bệnh phình động mạch não. Dị dạng động tĩnh mạch não tuy là bệnh nguy hiểm nhưng các triệu chứng của chúng thường rất mơ hồ (chủ yếu là nhức đầu kéo dài hoặc động kinh..) nên phần lớn bệnh nhân mắc căn bệnh này dễ bỏ sót cho đến khi khối dị dạng mạch máu não vỡ và gây nên triệu chứng cấp. Khi đó, bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu như nôn mửa, nhức đầu, rối loạn ý thức, liệt tay chân và có thể đưa đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời”
Chuyên khoa Thần Kinh - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng là địa chỉ điều trị dị dạng mạch máu não với nhiều ưu thế vượt trội như: Có rất nhiều chuyên khoa khác nhau, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên sâu, hệ thống trang thiết bị hiện đại..
Bác sĩ Trưởng khoa là Tiến sĩ - Bác sĩ Tôn Thất Trí Dũng đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành thần kinh đột quỵ với nhiều giải thưởng trong nghiên cứu khoa học. Riêng can thiệp mạch não, bác sĩ đã thực hiện 6 năm và mỗi năm chụp và can thiệp khoảng 480 - 500 ca
Bác sĩ Dũng từng được đào tạo chuyên ngành thần kinh trong và ngoài nước, tham gia giảng dạy tại Đại học Y Dược Huế và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại bệnh viện Trung ương Huế.
Quý khách có nhu cầu đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng có thể liên hệ TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Trí Dũng - Trưởng k...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lương Tấn - Trưởng kh...
Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phong - Bác sĩ Nội và Can thiệ...
Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phong - Bác sĩ Nội và Can thiệ...
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Bằng Phong - Bác sĩ Nội - Can thiệp Ti...