Điều trị sốt xuất huyết cần bù nước và chất điện giải kịp thời, đúng cách để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng gây ra do mất nước, như sốc, trụy mạch, hôn mê, rối loạn thần kinh.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho các bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Do đó, khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và xử trí phù hợp. Cách điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là giải quyết triệu chứng và đề phòng những biến chứng nặng hơn.
Để điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm đau với hoạt chất acetaminophen (paracetamol) và tránh dùng thuốc có chứa aspirin vì có thể khiến cho tình trạng chảy máu ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung điện giải. Nếu cảm thấy tình trạng tồi tệ hơn trong 24 giờ đầu sau khi hết sốt, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý các biến chứng khi sốt xuất huyết trở nặng.
Một số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng có biểu hiện mất nước trầm trọng. Đây là biến chứng thường gặp nhất trong các trường hợp sốt xuất huyết và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong, liên quan đến thoát huyết tương.
Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trầm trọng, kèm theo nôn ói, mệt mỏi, li bì, đau tức vùng gan,... Nhiều người khỏe mạnh có thể chủ quan, không để ý hiện tượng mất nước, dẫn đến xuất huyết ồ ạt, huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo sự di chuyển của nước, dẫn đến tình trạng mất một lượng nước lớn trong hệ tuần hoàn. Hậu quả gây ra sốc, trụy mạch, hôn mê, rối loạn chức năng gan, thận... Trong đó, biến chứng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu được xem là cực kỳ nguy hiểm. Một số triệu chứng của sốt xuất huyết giảm tiểu cầu bao gồm:
Trong các trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng. Một số dấu hiệu cho thấy có chảy máu bên trong nội tạng, bao gồm:
Phần lớn (70%) bệnh nhân sốt xuất huyết không sốc có thể được điều trị ngoại trú bằng cách bù nước qua đường uống. Tuy nhiên, 30% còn lại và tất cả những bệnh nhân sốt xuất huyết có sốc cần điều trị bằng phương pháp truyền nước qua đường tĩnh mạch (IV).
Điều trị bù nước bằng đường uống được khuyến cáo hàng đầu cho những bệnh nhân bị mất nước vừa phải do sốt cao và nôn mửa. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc bệnh nên được đo số lượng tiểu cầu và hematocrit hàng ngày kể từ ngày thứ ba khởi phát bệnh cho đến thời điểm 1 - 2 ngày sau khi giảm phát. Theo đó, những bệnh nhân ăn uống kém, nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước lâm sàng, mức hematocrit tăng hoặc số lượng tiểu cầu giảm có thể thực hiện truyền dịch bù nước dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Công tác truyền dịch bù nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ, áp dụng cho một số đối tượng bệnh nhân nhất định, có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng thể hiện trên cận lâm sàng, chẳng hạn như:
Những trường hợp cải thiện có thể theo dõi trong môi trường ngoại trú. Tuy nhiên, những bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết không cải thiện cần tiếp tục lưu lại viện để tìm cách xử trí bù nước phù hợp.
Bổ sung nước bằng dung dịch truyền qua đường tiêm tĩnh mạch có thể ngăn ngừa mất nước và ổn định thể tích máu nếu bệnh nhân không thể duy trì bù nước qua đường uống. Ngoài ra, trong trường hợp hiếm gặp nếu mức tiểu cầu giảm đáng kể (xuống mức dưới 20.000) hoặc nếu có xuất huyết trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền tiểu cầu cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân sốt xuất huyết đi tiêu ra phân có màu đen thì rất có thể đã xảy ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa, cần thiết phải truyền tiểu cầu và/ hoặc truyền hồng cầu để đưa bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Trong giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ em, có sự gia tăng tính thấm mao mạch và tình trạng sốc có thể xảy ra nếu một khối lượng lớn huyết tương bị mất do rò rỉ nước. Phác đồ được khuyến nghị trong điều trị mất nước cho trẻ em mắc sốt xuất huyết là: Nhanh chóng thay thế và cải thiện tình trạng mất huyết tương bằng dung dịch nước và điện giải đẳng trương hoặc dung dịch cao phân tử (trong trường hợp sốc nặng); tiếp tục thực hiện bù huyết tương liên tục để duy trì hệ tuần hoàn trong 24 - 48 giờ; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa và chất điện giải; truyền máu trong trường hợp chảy máu nặng, đe dọa tử vong. Trong trường hợp cần truyền một lượng lớn chất lỏng, thể tích dịch truyền nên giảm dần khi tình trạng rò rỉ huyết tương có dấu hiệu cải thiện, nhằm ngăn ngừa biến chứng hạ canxi máu và phù nề do dư thừa huyết tương, dẫn đến suy hô hấp hoặc suy tim sung huyết, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi.
Bệnh nhân sốt xuất huyết giai đoạn đầu có thể tự bù dịch tại nhà bằng đường uống, tốt nhất nên dùng các loại dung dịch sau:
Trong mọi trường hợp, sốt xuất huyết có được truyền nước không là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tự bù nước tại nhà bằng đường uống để cải thiện triệu chứng bệnh.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo: Webmd.com; Denguevirusnet.com và Ncbi.nlm.nih.gov
XEM THÊM:
Video đề xuất:
Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Nên kiêng gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Linh Chi - Khoa Nhi - Sơ si...
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám b...
Hormone ADH là một hormon polypeptid của thùy sau tuyến yên, có tác dụng trực ti...
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng Đơn nguyên Ngoại tiêu hó...
Viêm phổi ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em hàng đầu trên thế giới. V...
Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Cùng với prot...